Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu tiêu giảm về giá trị so với cùng kỳ 2017

2018-12-03 15:42:00.0

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11/2018 ước đạt 12.000 tấn, với giá trị đạt 38 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 11 tháng năm 2018 ước đạt 220.000 tấn và 718 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 32,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 10/2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 15 nghìn tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2018 cho đến nay, trị giá 45,54 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 10,1% về trị giá so với tháng 9/2018, tăng 36,7% về lượng, nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 207,8 nghìn tấn, trị giá 679,94 triệu USD, tăng 8,4% về lượng, nhưng giảm 33,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2017.

Nửa đầu tháng 11/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt 3.068 USD/tấn, tăng 2,0% so với nửa đầu tháng 10/2018, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế từ đầu năm đến 15/11/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.266 USD/tấn, giảm 38,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt mức 3.032 USD/tấn, tăng 4,6% so với tháng 9/2018, nhưng giảm 34,2% so với tháng 10/2017. Trong 10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt mức 3.272 USD/tấn, giảm 38,2% so với 10 tháng năm 2017.

Tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng so với tháng trước, như Nhật Bản tăng 5,7%; Bỉ tăng 8,6%; Hà Lan tăng 1,3%; Pháp tăng 6,1%. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Anh giảm 7,6%.

10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang thị trường Nhật Bản giảm 40,8%, xuống còn 4.832 USD/tấn; Bỉ giảm 44,8%, xuống còn 4.166 USD/tấn; Hà Lan giảm 33,6%, xuống còn 4.247 USD/tấn.

Tháng 10/2018, xuất khẩu hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng so với tháng 10/2017 như: Hoa Kỳ tăng 67,9% về lượng và tăng 10,0% về trị giá; Đức tăng 37,7% về lượng, nhưng giảm 12,4% về trị giá; Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 104,3% về lượng và tăng 27,4% về trị giá...

10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 11,2% về lượng, nhưng giảm 32,6% về trị giá so với 10 tháng năm 2017, đạt 37,9 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD; xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 28,7% về lượng, đạt 17,7 nghìn tấn.

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu tháng 10 và 10 tháng năm 2018

ĐVT: Lượng - tấn; Trị giá - nghìn USD

 

 

Thị trường

Tháng 10 năm

2018

So với tháng 10 năm 2017 (%)

10 tháng năm 2018

So với 10 tháng năm 2017 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Hoa Kỳ

3.776

12.282

67,9

10,0

37.928

133.055

11,2

-32,6

Ấn Độ

807

2.226

1,0

-33,3

17.745

55.830

28,7

-18,9

Đức

599

1.905

37,7

-12,4

7.065

26.441

5,4

-35,6

Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất

 

517

 

1.364

 

104,3

 

27,4

 

8.564

 

24.928

 

-30,6

 

-57,7

Pa-ki-xtan

510

1.340

109,9

45,0

9.338

29.205

20,6

-27,8

Phi-líp-pin

478

1.047

46,2

-8,1

4.380

11.379

19,1

-24,8

Hà Lan

411

1.608

-12,2

-39,4

5.783

24.562

5,2

-30,2

Nam Phi

292

850

-10,2

-46,2

2.357

8.511

3,0

-35,2

Thái Lan

289

974

70,0

10,6

4.572

18.385

20,4

-25,9

Canada

274

813

48,1

-14,3

2.330

8.674

4,5

-33,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Giá hạt tiêu thế giới được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới nhờ thặng dư cung - cầu giảm. Năm 2019, dự báo sản lượng của một số nước sản xuất chính như Việt Nam và Ấn Độ đều không khả quan do ảnh hưởng từ dịch bệnh và thiên tai. 

Trong dài hạn, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định lên giá hạt tiêu. Do đó nông dân, doanh nghiệp cần thúc đẩy sản xuất hạt tiêu theo hướng hữu cơ. Đồng thời, xây dựng và quảng bá thương hiệu tiêu của từng địa phương đến các thị trường trên thế giới. 

Italy: Là một trong những thị trường nhập khẩu tiêu quan trọng của châu Âu, năm 2016, Italy nhập khẩu 4,533 tấn tiêu gồm 3,711 tấn tiêu nguyên hạt và 822 tấn tiêu xay, trị giá 41.2 triệu USD.

Năm 2017, Italy nhập khẩu 4,810 tấn tiêu gồm 3,988 tấn tiêu nguyên hạt và 822 tấn tiêu xay, trị giá 33 triệu USD, tăng 6.1% về lượng nhưng giảm 19.6% về giá trị.

Sang năm 2018, Italy nhập khẩu 2,861 tấn tiêu gồm 2,415 tấn tiêu nguyên hạt và 446 tấn tiêu xay, trị giá 15.5 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2017, Italy giảm về cả lượng và giá trị, giảm 1.8% về lượng và 33.7% về giá trị. Đã có sự thay đổi trong nhập khẩu tiêu nguyên hạt, loại sản phẩm nhập khẩu chính của Italy năm 2018. Tính đến tháng 7, phần lớn tiêu nguyên hạt vốn được cung cấp bởi Brazil nay chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam với tổng lượng 592 tấn, tăng 15.6% so với cùng giai đoạn năm 2017.

Úc: Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Úc 8 tháng năm 2018 đạt 5.406 tấn, trị giá 24,72 triệu USD, tăng 12% về lượng, nhưng giảm 5,4% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Úc với lượng nhập khẩu tăng 30,3% trong 8 tháng năm 2018. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Úc tăng từ 26,6% trong 8 tháng năm 2017, lên 30,9% trong 8 tháng năm 2018.

Nguồn cung hạt tiêu tháng 8 năm 2018 của thị trường Úc (Mã HS: 0904)

ĐVT: Lượng - tấn; Trị giá - nghìn USD; Giá NKBQ - USD/kg

Thị trường

8 tháng năm 2018

So với 8 tháng năm 2017 (%)

Thị phần 8 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Lượng

Trị giá

Giá NKBQ

Lượng

Trị giá

Giá NKBQ

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng

5.406

24.721

4,6

12,0

-5,4

-15,5

100,0

100,0

100,0

100,0

Việt Nam

1.670

8.166

4,9

30,3

-11,9

-32,3

30,9

33,0

26,6

35,5

Ấn Độ

1.222

4.145

3,4

0,9

-16,0

-16,7

22,6

16,8

25,1

18,9

Tây Ban Nha

1.211

3.316

2,7

33,8

23,6

-7,6

22,4

13,4

18,7

10,3

Trung Quốc

558

2.860

5,1

-6,1

1,5

8,0

10,3

11,6

12,3

10,8

Nam Phi

171

2.245

13,1

-50,6

-6,8

88,6

3,2

9,1

7,2

9,2

Thái Lan

93

519

5,6

22,3

39,5

14,1

1,7

2,1

1,6

1,4

In-đô-nê-xi-a

81

455

5,6

58,6

-19,2

-49,0

1,5

1,8

1,1

2,2

Hàn Quốc

80

419

5,2

28,4

26,6

-1,4

1,5

1,7

1,3

1,3

Ma-lai-xi-a

49

284

5,8

-2,2

-11,0

-9,0

0,9

1,1

1,0

1,2

Thổ Nhĩ Kỳ

37

400

10,8

-36,1

-40,7

-7,1

0,7

1,6

1,2

2,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC


Lượt xem: 262

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1078

Tổng truy cập: 18466134