Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu phụ liệu dệt may: Bước khởi đầu cho sự tự chủ

2014-02-17 16:14:00.0

Liên tiếp trong 2 năm 2012, 2013 ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 800 triệu USD giá trị phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc. Đây là kết quả của chiến lược đầu tư đón đầu và cũng là thành quả của sự kiên trì thực hiện chiến lược nội địa hóa nguyên phụ liệu cho sản xuất của ngành dệt may Việt Nam.

Liên tiếp trong 2 năm 2012, 2013 ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 800 triệu USD giá trị phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc. Đây là kết quả của chiến lược đầu tư đón đầu và cũng là thành quả của sự kiên trì thực hiện chiến lược nội địa hóa nguyên phụ liệu cho sản xuất của ngành dệt may Việt Nam.


Năm 2013 ngành dệt may đã xuất khẩu 500 triệu USD giá trị phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc.

Năm 2013, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu 564 triệu USD giá trị các sản phẩm khuy, cúc, mác, chỉ…sang các thị trường lân cận như: Myanmar, Campuchia, Bangladesh. Cùng với đó, ngành dệt may cũng đã xuất khẩu 2,12 tỷ USD xơ, sợi dệt các loại, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Nếu so sánh với 20,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt được trong năm vừa qua thì con số 564 triệu USD không phải là lớn. Nhưng nếu xét trong bối cảnh hàng chục năm qua ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu gần như hoàn toàn phụ liệu cho sản xuất thì đây lại là con số thực sự ấn tượng.

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam - Giá trị xuất khẩu phụ liệu của ngành dệt may tăng đột biến trong năm vừa qua là kết quả của chiến lược đầu tư đón đầu của các doanh nghiệp trong ngành. Với hàng loạt cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại, quy mô sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng tốc trong những năm tới. Hiện, các doanh nghiệp phụ liệu đã đầu tư đón đầu luồng sản xuất này.

Mặc dù hàm lượng giá trị phụ liệu trong mỗi sản phẩm may mặc không lớn nếu nhìn vào tổng thể quy mô xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 là khoảng 30 tỷ USD nhưng theo ông Trường, trước yêu cầu về Quy tắc xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của các Hiệp định thương mại thì sự tự chủ cũng như giá trị thặng dư mà nguồn phụ liệu nội địa mang lại là không hề nhỏ.

Khác với những nguyên liệu chính như vải, sợi hàm lượng giá trị phụ liệu trong sản phẩm may mặc là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2% giá trị sản phẩm. Vì vậy, quy mô đầu tư đòi hỏi phải rất lớn mới có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực, áp lực đáp ứng các tiêu chí về môi trường và đặc biệt là vấn đề vốn đang là những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu trong nước bởi so với dự án may, dự án sản xuất nguyên phụ liệu thường có tổng mức đầu tư cao gấp 5 lần.

Tổng công ty May 10 là một trong số ít đơn vị trong cộng đồng doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nội địa hóa được gần 60% lượng phụ liệu cho sản xuất. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ: Sử dụng phụ liệu nội địa giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, cái khó của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước hiện nay chính là vấn đề chất lượng nguồn phụ liệu nội địa chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải nhập khẩu phụ liệu cho sản xuất trong những năm qua.

Sản xuất nguyên phụ liệu là một phần của chuỗi cung ứng dệt - may, chất lượng của mỗi mắt xích đều ảnh hưởng chung tới toàn hệ thống. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng: “Trong chuỗi sản xuất, chúng tôi ở khúc giữa do vậy ngoài việc tìm kiếm nguồn cung trong nước chúng tôi cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho đơn vị cung ứng nâng cao chất lượng phụ liệu cũng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của May 10”.

Sự chủ động hợp tác, hỗ trợ trong vấn đề cung - cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất của Tổng công ty May 10 có lẽ là gợi ý hay cho các doanh nghiệp muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất và cũng là một trong những giải pháp tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu trong nước./.
 
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam: Mục tiêu của các nhà đầu tư sản xuất phụ liệu trong nước là tập trung phục vụ cho sản xuất nội địa. Bởi triển vọng quy mô xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam dự kiến đạt 25 tỷ USD năm 2015, 30 tỷ USD năm 2020 và trước yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của các Hiệp định thương mại, nhu cầu nguyên phụ liệu sẽ tăng mạnh.


Lượt xem: 369

Thống kê truy cập

Đang truy cập:406

Tổng truy cập: 18597302