Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 đạt gần 18 tỷ USD

2014-02-12 16:20:00.0

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 đạt 17,95 tỷ USD, tăng 18,91% so với năm 2012, dệt may tiếp tục là 1 trong 2 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước (chỉ sau điện thoại đi động).

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 đạt 17,95 tỷ USD, tăng 18,91% so với năm 2012, dệt may tiếp tục là 1 trong 2 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước (chỉ sau điện thoại đi động).

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết năm 2013, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may của thị trường thế giới nhìn chung tăng chậm.

Cụ thể, tại thị trường Mỹ, một thị trường lớn nhất thế giới, nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này chỉ tăng 3,6% (đạt 111 tỷ  USD). Thị trường EU, mức tiêu thụ hàng hóa dệt may thấp hơn, chỉ tăng trưởng 0,5 % (từ 233 tỷ USD năm 2012 lên 234 tỷ USD năm 2013). Thị trường Nhật Bản, dung lượng nhập khẩu giảm 0,54%, chỉ đạt 41 tỷ USD…

Với bối cảnh chung của thị trường dệt may thế giới năm 2013 gần như không tăng trưởng so với 2012, cạnh tranh hết sức gay gắt, nhưng ngành Dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 17,95 tỷ USD, tăng trưởng 18,91% so với năm 2012.

Kết quả trên cho thấy, dệt may Việt Nam đã cải thiện thị phần tại một số thị trường. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này lớn hơn so với tốc độ tăng nhập khẩu của các nước.

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam, chiếm 47,98% tổng kim ngạch, đạt 8,61 tỷ USD; tiếp theo đó là 2 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là: Nhật Bản 2,38 tỷ USD, chiếm 13,28%; Hàn Quốc 1,64 tỷ USD, chiếm 9,14%.

Xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với năm trước. Cụ thể, xuất khẩu vào thị trường châu Âu tăng 8,8%; thị trường Nhật Bản tăng 20,66% và thị trường Hàn Quốc tăng 53,49%. Đáng chú ý, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng 15,46% nhưng tăng gấp 4 lần tốc độ tăng nhập khẩu.

Năm 2014 được dự báo vẫn là một năm khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với ngành dệt may Việt Nam vẫn có những cánh cửa sáng, bởi sự cải thiện nhẹ về kinh tế của các nước phát triển như Mỹ, Nhật và sự ổn định của các nước mới nổi.


Lượt xem: 668

Thống kê truy cập

Đang truy cập:489

Tổng truy cập: 18534004