Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh

2018-10-16 10:12:00.0

Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong tháng 9/2018 ước đạt 72 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 704 triệu USD, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Cơ quan Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), kim ngạch xuất khẩu của nước này trong năm nay dự kiến sẽ vượt 600 tỷ USD nhờ nhu cầu đối với những sản phẩm công nghệ thông tin và giá dầu cao. Trong 8 tháng đầu năm 2018, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 399,8 tỷ USD, chủ yếu do nhu cầu tại thị trường mới nổi đối với các sản phẩm của Hàn Quốc gia tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi. Mặc dù có những lo ngại rằng kinh tế Hàn Quốc có thể bước vào giai đoạn suy giảm, khi lòng tin tiêu dùng và chi tiêu tư nhân sụt giảm, song các quan chức nước này khẳng định việc thực thi chi tiêu theo chính sách tài khóa sẽ thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế vào tạo mới việc làm.

Theo số liệu từ Hiệp hội Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong tháng 8/2018 đạt 93,26 triệu USD và 28,3 nghìn tấn, tăng 2,2% về trị giá và giảm 0,5% về lượng so với tháng 7/2018, tăng 0,3% trị giá và tăng 1,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2017. Trong 8 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc đạt 734,5 triệu USD và 231 nghìn tấn, tăng 8,4% về trị giá và tăng 6,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017.

Trong số những thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2018 thì Hàn Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Việt Nam với lượng đạt 51,3 nghìn tấn và trị giá đạt 137,8 triệu USD, tăng 19,8% về lượng và 20,5% về trị giá so với cùng năm 2017. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam cũng được mở rộng từ mức 19,7% lên 22,2% trong 8 tháng đầu năm 2018. Do quy mô nhỏ và thiếu rừng tự nhiên, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sản phẩm gỗ. Mối quan tâm về môi trường tiếp tục ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hàn Quốc, khi chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết vấn đề khí thải carbon và hội chứng “bệnh tật” từ các phương pháp xây dựng ngoài gỗ, đang chiếm ưu thế trong phát triển thành phố.

Điều này tạo ra một cơ hội thị trường gỗ và sản phẩm gỗ, với việc xây dựng nhà khung gỗ để thay thế cho các vật liệu xây dựng khác và đồng thời đáp ứng đúng sở thích đối với gỗ trong thiết kế nhà truyền thống của Người Hàn Quốc. Chính vì vậy, xu hướng sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ ngày càng tăng tại thị trường Hàn Quốc.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung, và số lượng người độc thân nhiều, nên nhu cầu chọn những sản phẩm nội thất nhỏ nhưng chứa nhiều tiện ích đang được ưu tiên tại thị trường Hàn Quốc, thêm nữa những sản phẩm nội thất từ thủ công mỹ nghệ tinh xảo cũng được Hàn Quốc khá quan tâm.

Theo đó, các sản phẩm nội thất từ Việt Nam đã và đang đáp ứng được xu hướng tiêu dùng của người Hàn Quốc, vì vậy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất gỗ là nhóm hàng chính xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng cao. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với nhu cầu vẫn tiếp tục tăng tại thị trường Hàn Quốc, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2018 tăng 50% so với năm 2017.

Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2018, Hàn Quốc sẽ áp dụng Luật Sử dụng gỗ bền vững sửa đổi năm 2017, đòi hỏi các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam phải kiểm soát rủi ro nguồn nguyên liệu khi đưa hàng sang thị trường này.

Theo đó, các nhà nhập khẩu vào Hàn Quốc 15 mã hàng gỗ và sản phẩm gỗ thuộc chương 44 phải làm thủ tục khai báo nguồn gốc gỗ nhập khẩu cho Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc trước khi làm thủ tục thông quan với cơ quan hải quan và phải chứng minh gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Từ năm 2020, luật này sẽ áp dụng đối với toàn bộ mặt hàng gỗ thuộc chương 44 và mặt hàng gỗ thuộc chương 94 của hệ thống mã HS theo quy định của Thông tư số 65/2017/TT-BTC.

Để xuất khẩu gỗ vào thị trường Hàn Quốc ổn định và bền vững, cần tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ Việt Nam. Loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu sạch là nhu cầu cấp bách.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong tháng 8/2018 đạt 84,7 triệu USD, giảm 3,4% so với tháng trước, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 8/2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 632,3 triệu USD, tăng 52,8% so với năm 2017.

Mặt hàng gỗ,ván và ván sàn là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất sang thị trường Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu đạt 182,8 triệu USD, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng gỗ chính xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc như: Gỗ dán, ván, ván ép, ván sợi, ván sàn, ván bóc...

Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, với kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 154 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất nhà bếp, đồ nội thất văn phòng đều tăng trưởng mạnh, chỉ có mặt hàng ghế khung gỗ giảm.

Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong  8 tháng đầu năm 2018 như: Dăm gỗ, cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, khung gương...

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2018(ĐVT: Nghìn USD)

Mặt hàng

Tháng 8/2018 (Nghìn USD)

So với T7/2018 (%)

So với T8/2017 (%)

8 tháng 2018 (Nghìn USD)

So với 8 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng (%)

 

Năm 2018

Năm 2017

Tổng

84.728

-3,4

41,7

632.313

52,8

100,0

100,0

Gỗ, ván và ván sàn

22.640

-10,8

38,3

182.834

44,3

28,9

30,6

Đồ nội thất bằng gỗ

22.946

11,7

26,2

153.994

15,9

24,4

32,1

Ghế khung gỗ

8.210

11,9

10,6

54.290

-0,7

8,6

13,2

Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn

6.191

17,1

47,5

39.228

28,8

6,2

7,4

Đồ nội thất nhà bếp

4.428

4,9

20,8

29.855

25,7

4,7

5,7

Đồ nội thất phòng ngủ

3.684

13,1

41,0

27.660

29,5

4,4

5,2

Đồ nội thất văn phòng

433

-1,2

51,1

2.960

10,3

0,5

0,6

Dăm gỗ

7.709

48,0

47,6

46.411

29,7

7,3

8,6

Cửa gỗ

340

9,6

74,3

2.122

23,3

0,3

0,4

Đồ gỗ mỹ nghệ

198

97,2

-1,0

1.337

21,2

0,2

0,3

Khung gương

25

13,9

-27,7

151

-0,1

0,0

0,0

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc

Mặt hàng nội thất bằng gỗ Hàn Quốc nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018

ĐVT: Lượng - tấn; Trị giá - nghìn USD; Đơn giá - USD/tấn

Mặt hàng

8 tháng năm 2018

So với 8 tháng năm 2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng theo lượng (%)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Năm 2018

Năm 2017

Tổng

230.980

734.474

3.179,8

6,6

8,4

1,7

100,0

100,0

940169+940161

90.656

368.522

4.065,0

7,1

7,0

0,0

39,2

39,1

940360

63.624

178.251

2.801,6

4,8

7,6

2,6

27,5

28,0

940350

32.287

85.870

2.659,5

2,1

3,5

1,4

14,0

14,6

940330

27.713

42.015

1.516,1

9,9

18,3

7,6

12,0

11,6

940340

16.697

59.813

3.582,4

14,7

22,2

6,5

7,2

6,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc

Ghi chú: (Mã HS: 940161+940169 là ghế khung gỗ; 940330 đồ nội thất văn phòng; 940340 đồ nội thất nhà bếp; 940350 đồ nội thất phòng ngủ; 940360 đồ nội thất phòng khách và phòng ngủ)

 

Hàn Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường chính trong 8 tháng đầu năm 2018

ĐVT: Lượng - tấn; Trị giá - nghìn USD; Đơn giá - USD/tấn

Thị trường

8 tháng năm 2018

So với 8 tháng năm 2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng theo lượng (%)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Năm 2018

Năm 2017

Tổng

230.978

734.471

3.179,8

6,6

8,4

1,7

100,0

100,0

Trung Quốc

147.292

423.844

2.877,6

3,1

4,3

1,1

63,8

65,9

Việt Nam

51.288

137.863

2.688,0

19,8

20,5

0,5

22,2

19,7

EU

12.742

94.082

7.383,9

5,5

12,7

6,8

5,5

5,6

Italia

4.008

47.623

11.883,4

13,3

16,7

3,0

1,7

1,6

Đức

1.081

10.823

10.013,6

-44,3

-25,9

33,1

0,5

0,9

Ba Lan

2.668

8.509

3.189,2

15,4

34,3

16,4

1,2

1,1

Pháp

582

5.104

8.771,9

145,7

42,0

-42,2

0,3

0,1

Đan Mạch

662

4.246

6.415,2

25,2

46,6

17,1

0,3

0,2

Lítva

1.223

3.128

2.557,6

3,5

35,0

30,5

0,5

0,5

CH.Séc

326

2.297

7.038,3

7,1

1,0

-5,7

0,1

0,1

Bồ Đào Nha

447

2.129

4.765,5

-13,4

-13,6

-0,3

0,2

0,2

Anh

312

2.073

6.646,0

-14,0

11,9

30,2

0,1

0,2

Rumani

300

1.711

5.702,7

4,9

17,8

12,3

0,1

0,1

Slovakia

533

1.590

2.982,7

51,3

64,8

8,9

0,2

0,2

Thuỵ Điển

176

1.128

6.396,3

-8,3

-13,4

-5,5

0,1

0,1

Indonesia

7.542

27.341

3.625,3

11,6

13,4

1,6

3,3

3,1

Malaysia

5.242

15.829

3.019,9

-6,9

-9,5

-2,8

2,3

2,6

Thái Lan

4.187

11.127

2.657,7

11,0

15,8

4,3

1,8

1,7

Mỹ

690

9.743

14.112,8

9,5

30,4

19,0

0,3

0,3

Đài Loan

540

3.299

6.110,8

-12,2

-6,1

6,9

0,2

0,3

Na Uy

88

2.736

31.242,5

-6,2

2,5

9,3

0,0

0,0

Nhật Bản

179

2.390

13.338,8

7,7

4,4

-3,1

0,1

0,1

ấn Độ

417

1.896

4.544,9

-18,6

-14,9

4,5

0,2

0,2

Philipine

392

1.099

2.803,0

-15,8

-16,9

-1,3

0,2

0,2

Bosnia&Herzegov

75

981

13.083,1

-41,0

-10,2

52,2

0,0

0,1

Nga

111

410

3.689,2

77,4

203,7

71,2

0,0

0,0

Mêhicô

16

363

22.912,3

384,2

359,5

-5,1

0,0

0,0

Australia

10

301

29.223,3

622,8

903,3

38,8

0,0

0,0

Singapore

7

200

28.764,6

-44,8

-27,0

32,2

0,0

0,0

Hồng Kông

12

184

15.576,1

55,3

55,9

0,4

0,0

0,0

Canada

5

154

33.786,7

215,4

1183,3

306,8

0,0

0,0

Braxin

33

126

3.876,6

591,7

530,0

-8,9

0,0

0,0

Bêlarút

73

98

1.333,9

35,6

53,1

13,0

0,0

0,0

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2018 (ĐVT: Nghìn USD)

STT

Doanh nghiệp xuất khẩu

Tháng 8/2018

8 tháng 2018

1

Cty TNHH Một Thành Viên Năng Lượng An Việt Phát

9.686

51.621

2

Cty Cổ Phần Eastwood Energy

2.638

37.230

3

Cty TNHH Một Thành Viên Hào Hưng Quảng Ngãi

5.265

29.439

4

Cty TNHH Xuất Khẩu Uni

217

17.027

5

Cty TNHH Quế Lâm Phú Thọ

2.074

16.853

6

Cty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Hùng

1.746

14.680

7

Cty TNHH Năng Lượng Tân Phát

1.475

12.611

8

Cty Tnhh Nông Nghiệp Mj Việt Nam

1.593

11.712

9

Cty TNHH Một Thành Viên Kiều Thi Junma

2.028

11.414

10

Cty TNHH Liên Doanh Nguyên Liệu Giấy Quảng Nam

2.372

9.343

11

Cty TNHH Gỗ Rongjia Việt Nam

1.446

9.083

12

Cty TNHH Savi

1.303

8.796

13

Cty TNHH Cung ứng Việt Nam

847

6.915

14

Cty TNHH Một Thành Viên Gỗ Hoàng Thông

712

6.689

15

Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cát Phú Vũng Tàu

0

6.488

16

Cty Cổ Phần Năng Lượng Thiện Minh

0

6.051

17

Cty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Long Đạt

458

5.793

18

Cty TNHH SảN XUấT THươNG MạI VạN CHíNH

881

5.733

19

Cty TNHH Phục Hy

992

5.443

20

Cty TNHH Gỗ Lăng Giang

660

5.379

21

Cty Cổ Phần Woodsland

406

5.084

22

Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hyundai Livart Vina

659

4.909

23

Cty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Thuận Phúc

657

4.752

24

Cty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Đức Thành

754

4.707

25

Cty TNHH Nhiệt Quang

319

4.627

26

Cty Tnhh Wood Industry Yên Bái

820

4.508

27

Cty TNHH UJU VINA Thái Nguyên

443

4.441

28

Cty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Mdf Bison

948

4.408

29

Cty Tnhh Serveone (Việt Nam)

2.153

4.276

30

Cty TNHH Chế Biến Gỗ An An

115

4.007

 

Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ sử dụng để tham khảo


Lượt xem: 2160

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1172

Tổng truy cập: 18466134