Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu da giày vẫn phụ thuộc doanh nghiệp FDI

2018-07-23 10:35:00.0

Xuất khẩu da giày, túi xách của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên 17,96 tỷ USD năm 2017 và thị trường cũng được mở rộng lên 100 nước; trong đó, có 72 nước nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu USD trở lên.

Xuất khẩu da giày, túi xách của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên 17,96 tỷ USD năm 2017 và thị trường cũng được mở rộng lên 100 nước; trong đó, có 72 nước nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu USD trở lên.

Điều đó cho thấy, sản xuất, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới cùng với việc giao lưu thương mại của Việt Nam không ngừng tăng lên.

Hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong 6 tháng cuối năm nay và những năm tiếp theo.

Dự báo kinh tế thế giới năm nay có xu hướng tích cực nên nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ tốt hơn năm ngoái.

Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chờ cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được các nước xem xét phê chuẩn, ông Kiệt phân tích.

Theo kế hoạch, sản lượng giày, dép da sẽ đạt khoảng 279 triệu đôi trong năm 2018; trong đó quý 3 là 72 triệu đôi và quý 4 là 80 triệu đôi. 

Về sản xuất của ngành da giày trong 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, sản lượng giày, dép da đạt 127,4 triệu đôi, tăng 5,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 9,45 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2018 sẽ đạt 19,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017.

Đầu tư của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2017 để đón đầu các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Đây chính là nguyên nhân xuất khẩu da giày của Việt Nam năm nay tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI tăng.

Tuy nhiên, một tác động quan trọng khác khiến các doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng sang thị trường Việt Nam không chỉ đến từ tác động của các hiệp định thương mại tự do mà còn xuất phát từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc.

Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, thậm chí cả doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đang sản xuất tại Trung Quốc cũng đã tiến hành thăm dò để chuyển dịch sang Việt Nam.

Sự xáo động này sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng  cơ hội để xúc tiến thương mại mạnh hơn, tạo đà tăng trưởng cho ngành da giày trong 6 tháng cuối năm nay và giai đoạn tới.

Nhiều công ty da giày hiện nay đang rất quan tâm thị trường Bắc Mỹ vì nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ tăng và hàng Trung Quốc đang giảm sức cạnh tranh tại Mỹ.

Đợt áp thuế thứ hai của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã tác động lên các nhóm ngành khác, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng; trong đó có ngành dệt may nhưng vẫn chưa tác động đến ngày da giày.

Những vấn đề trên không chỉ là cơ hội mà còn là những thách thức khi nhiều doanh nghiệp da giày dự báo sẽ cạnh tranh mạnh mẽ về đất đai xây dựng nhà máy, lao động…, đầu tư ồ ạt sang Việt Nam.

Thậm chí, một số doanh nghiệp Việt Nam bị lợi dụng những sản phẩm da giày bán thành phẩm từ Trung Quốc chuyển về Việt Nam để thực hiện công đoạn cuối. Nguy cơ xảy ra rất cao vì khó kiểm soát do Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung. Song song đó, khi mà xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam tăng đột biến thì chúng ta rất có thể sẽ bị đặt trước cuộc điều tra chống bán phá giá hay điều tra về áp thuế…

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, xấp xỉ 18,1 tỷ USD của năm 2017. Tính đến ngày 31/5 vừa qua, ngành da giày Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, với kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Dự báo từ đây cho đến hết năm nay, kim ngạch xuất khẩu da giày sang Mỹ sẽ đạt gần 8 tỷ USD.

Hiện Việt Nam có hơn 800 doanh nghiệp FDI sản xuất da giày, nhưng đã chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu và các doanh nghiệp da giày lớn của Việt Nam lại ít quan tâm đến thị trường trong nước mà chỉ tập trung vào sản xuất gia công giày dép.

Do vậy, thị trường nội địa với quy mô khoảng 5 tỷ USD/năm cũng đang bị chi phối phần lớn bởi sản phẩm nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp lớn cũng nên chú ý đến thị trường trong nước bởi các doanh nghiệp này đủ tiềm lực để xây dựng hệ thống phân phối, đây là khâu rất tốn kém và tốn nhiều công sức thiết kế.

Một thách thức khác, tăng được sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề khi những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lại là những thách thức của ngành da giày trong giai đoạn sắp tới.

Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng máy móc tiên tiến đã đạt 1,2 đôi/giờ lao động, trong khi năng suất trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam mới được 0,7 đôi/giờ.

Mục tiêu đặt ra làm doanh nghiệp Việt Nam có xây dựng năng suất lao động tối thiểu phải bằng 80-90% so với các công ty tiên tiến. Có như vậy, mới đủ sức cạnh tranh từ 3-5 năm tới vì sau đó, quá trình thay đổi về công nghệ quản trị, sản xuất tự động còn lên cao hơn nữa.

Năm 2018, ngành da giày có cơ hội được hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc do họ có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Cùng với đó, việc ký kết một số Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP) cũng mở ra cơ hội phát triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu sang với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP. 


Lượt xem: 854

Thống kê truy cập

Đang truy cập:406

Tổng truy cập: 18659893