Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất khẩu da giày: Nỗ lực trong lạc quan

2013-06-06 18:35:00.0

Sức hút lớn từ các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại FTA, TPP đang trong quá trình hoàn tất đã khiến đơn hàng từ các nhà nhập khẩu lớn chuyển về Việt Nam ngày một nhiều, kể cả những khách hàng mới tới từ Anh và Đức, theo đó sản xuất, xuất khẩu của ngành da giày đang khá sôi động.

Sức hút lớn từ các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại FTA, TPP đang trong quá trình hoàn tất đã khiến đơn hàng từ các nhà nhập khẩu lớn chuyển về Việt Nam ngày một nhiều, kể cả những khách hàng mới tới từ Anh và Đức, theo đó sản xuất, xuất khẩu của ngành da giày đang khá sôi động.

             Sản xuất của ngành da giày đang khá sôi động

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tháng 5/2013 đạt 750 triệu USD, tính chung 5 tháng đầu năm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Chủng loại giày, dép xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam chủ yếu là nhóm sản phẩm có đế ngoài và mũ giày bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, mũ giày bằng nguyên liệu dệt…

Theo đánh giá của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch của ngành da giày 5 tháng đầu năm không cao so cùng kỳ từ năm 2006 đến nay (trừ năm 2009) nhưng sự ổn định từ các thị trường truyền thống, sự gia tăng đơn hàng từ các bạn hàng mới khiến triển vọng xuất khẩu của ngành tương đối khả quan. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm, các thị trường truyền thống của ngành đều có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD, trong đó, thị trường Mỹ dẫn đầu với 755,34 triệu USD, thị trường Anh 149 triệu USD, Bỉ 140,56 triệu USD, Nhật Bản 121,31 triệu USD, Trung Quốc đạt 114,84 triệu USD.

Đáng lưu ý, sức hút từ các Hiệp định thương mại FTA, TPP đang trong quá trình hoàn tất được dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của ngành da giày. Sự kiện đầu tiên đánh dấu dự báo đã trở thành hiện thực là từ ngày 1/1/2014 sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP giai đoạn 2014-2016. Và khi FTA của Việt Nam-EU chính thức có hiệu lực, thuế suất nhiều chủng loại giày dép của Việt Nam vào EU sẽ là 0%. Hiện tại nhiều đơn hàng mới tới từ các nhà nhập khẩu Anh, Đức cũng đã tới với các DN trong ngành.

Với Hiệp định Thương mại TPP, đàm phán thành công, ngành da giày Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu vào một thị trường rộng lớn với 2,7 tỷ người, GDP chiếm 50% của thế giới. Được hưởng mức thuế ưu đãi 0% so với mức 14,3% như hiện nay. Dự kiến, thị trường khối TPP sẽ chiếm hơn 47% tổng kim ngạch của ngành da giày Việt Nam, đặc biệt, thị trường Mỹ sẽ chiếm 31%. Sức cạnh tranh của sản phẩm giày dép Việt Nam cũng sẽ nâng cao đáng kể so với các nước xuất khẩu giày dép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ vốn không phải là thành viên TPP…

Tuy nhiên, Lefaso cũng cho rằng, không dễ dàng để ngành da giày Việt Nam tận dụng được những cơ hội mang lại từ các Hiệp định thương mại. Các DN trong ngành sẽ phải đối mặt với những yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng, hàng rào kỹ thuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa… để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi.

Hiện tại, xuất khẩu của ngành da giày còn chưa bền vững bởi sản xuất trong nước còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ngành da giày mới chỉ chủ động được 40-50% nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là đế giày và chỉ khâu trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.

Do đó, để tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại Bộ Công Thương khuyến cáo DN ngành da giày phải đầu tư nhiều hơn cho sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng mới các dự án cho lĩnh vực thuộc da với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Tận dụng tối đa sự dịch chuyển đơn hàng từ các nhà nhập khẩu mới…/.


Lượt xem: 172

Thống kê truy cập

Đang truy cập:432

Tổng truy cập: 18554651