Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Việt Nam-Pakistan: Thương mại hướng tới 500 triệu USD

2013-11-11 17:59:00.0

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định khung về hợp tác về khoa học công nghệ; MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pakistan… đang đóng góp một phần không nhỏ cho mục tiêu nâng kim ngạch song phương cán ngưỡng 500 triệu USD vào năm 2013.

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định khung về hợp tác về khoa học công nghệ; MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pakistan… đang đóng góp một phần không nhỏ cho mục tiêu nâng kim ngạch song phương cán ngưỡng 500 triệu USD vào năm 2013.



Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam- Pakistan đạt 232,1 triệu USD, giảm 18,9%, trong đó xuất khẩu đạt 129,3 triệu USD, tăng 3,9% và nhập khẩu đạt 102,8 triệu USD, giảm 36,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Pakistan, một số mặt hàng nông sản chủ lực như hạt điều, chè, hạt tiêu và sắt thép các loại đều giảm về giá trị xuất khẩu, nhóm hàng chủ lực có mức tăng trưởng trong kỳ về giá trị xuất khẩu là thủy sản (13,5%), cao su (52,1), xơ sợi dệt (10.9%).

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này được nhận định là do tình hình bất ổn chính trị kéo dài tại Pakistan trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống đầu năm 2013 đã làm đình trệ nhiều ngành sản xuất, cũng như ảnh hưởng lớn đến đầu tư và thương mại tại Pakistan.

Tuy nhiên, theo Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á, Bộ Công Thương, hiện tình hình chính trị Pakistan đang dần đi vào ổn định, thương mại hàng hóa và đầu tư sản xuất đã có những tín hiệu khả quan hơn. Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pakistan những tháng cuối năm 2013 sẽ lấy lại mức tăng trưởng, đặc biệt đối với xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Pakistan nỗ lực tái thiết lại cơ cấu sản xuất sau một thời gian dài đình trệ.

Việt Nam và Pakistan đã ký nhiều Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác song phương như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định khung về Hợp tác về Khoa học, Công nghệ; MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pakistan; Hiệp định hợp tác phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản… Theo đánh giá của giới phân tích, những Hiệp định này đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương Việt Nam – Pakistan.

 Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á, Bộ Công Thương dự báo: Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pakistan những tháng cuối năm 2013 sẽ lấy lại mức tăng trưởng, đặc biệt đối với xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Pakistan nỗ lực tái thiết lại cơ cấu sản xuất sau một thời gian dài đình trệ.
Ông Aizaz Khan, đại biện lâm thời Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường hai nước. Gần đây nhất, trong tháng 9 vừa qua, đã có gần 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm của Pakistan sang Việt Nam nhằm tìm kiếm các cơ hội giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Aizaz Khan cũng nhấn mạnh hiện tiềm năng thị trường Pakistan còn lớn, nhiều nhu cầu về hàng tiêu dùng như chè, hạt tiêu, cao su, săm lốp các loại máy tính, máy phát điện, hàng điện tử, đồ gỗ, giày dép… Đồng thời các nhà nhập khẩu Pakistan cũng đang bắt đầu quan tâm đến thị trường thủy sản Việt Nam.

Được biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên cũng như nâng kim ngạch thương mại song phương đạt mục tiêu chính phủ đề ra, Pakistan đã làm việc với ngành hàng không Việt Nam mở đường bay thẳng giữa hai nước. Do đó, kỳ vọng thời gian tới đường bay thẳng từ Hà Nội đi Pakistan sẽ góp phần tích cực phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bên.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp, ngân hàng trung ương Pakistan đã có quyết định cho phép các ngân hàng thương mại Pakistan sang Việt Nam lập chi nhánh để hoạt động.

Trước đó, nguyên Đại sứ Pakistan tại Việt Nam - Shahid M.G. Kiani, trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương cũng kiến nghị chính phủ hai nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các DN hai bên kinh doanh và làm ăn tại nước sở tại. Ông Shahid M.G. Kiani bày tỏ quan ngại việc các doanh nhân Pakistan gặp khó khăn trong việc xin visa vào Việt Nam và mong muốn Việt Nam sẽ cấp visa thương mại cho các doanh nhân Pakistan thay vì visa du lịch như hiện nay.


Lượt xem: 546

Thống kê truy cập

Đang truy cập:373

Tổng truy cập: 18434520