Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Vai trò của Bộ Công Thương trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo

2010-11-16 17:05:00.0

Nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, ngày 4/11/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo trong đó nêu rõ vai trò của Bộ Công Thương trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, ngày 4/11/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo trong đó nêu rõ vai trò của Bộ Công Thương trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, Nghị định nêu rõ thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đều có quyền được tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thời hạn hiệu lực là năm năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Đối với từng trường hợp được quy định trong Nghị định, Bộ Công Thương xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh lại nội dung hoặc thu hồi Giấy chứng nhận. Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không phải nộp lệ phí.

Cùng với các Bộ, ngành khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương có vai trò trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

- Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, tiến hành đàm phán với các nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thoả thuận về xuất khẩu gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài.

- Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền.

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Chi tiết Nghị định xem tại đây.


Lượt xem: 143

Thống kê truy cập

Đang truy cập:609

Tổng truy cập: 18527239