Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chính phủ điện tử

2021-02-03 13:23:00.0

CMSC Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Hội nghị trực tuyến về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hết sức cụ thể, thiết thực, như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; gần đây nhất là Quyết định số 2178/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 về phê duyệt Đề án Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai chính phủ điện tử và đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể:

- Về cơ sở hạ tầng thông tin: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã dược triển khai xây dựng, kết nối đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của cơ quan nhà nước: Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức (tên miền “.gov.vn”) để trao đổi thông tin, tài liệu qua mạng. Hình thức họp trực tuyến đã được triển khai tại các cơ quan nhà nước đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, bao gồm các cuộc họp của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương; cuộc họp giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh... những cuộc họp thực hiện theo hình thức trực tuyến giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Ông Mai Hùng Dũng (giữa) - PCT TT UBND tỉnh chủ trì một hội thảo trực tuyến

- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp: Tại bộ phận một cửa của Sở Công Thương, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai ngày càng sâu rộng, phần mềm triển khai tại bộ phận một cửa có khả năng kết nối liên thông theo chiều dọc và theo chiều ngang, cho phép tra cứu thông tin và trạng thái giải quyết hồ sơ qua hệ thống tại trụ sở cơ quan, qua internet, thư điện tử... các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp đầy đủ từ mức độ cơ bản là 1, 2 đến các mức độ tiện ích hơn rất nhiều như mức độ 3, 4 làm tăng tính minh bạch trong hoạt động, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp làm việc.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử trong thời gian tới, Chính phủ cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp trong công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan mình. Xây dựng chính phủ điện tử là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương và sự chung tay, chung sức của toàn xã hội trong triển khai thực hiện, mới sớm mang lại hiệu quả./.


Công Danh - Văn phòng Sở

Lượt xem: 4553

Thống kê truy cập

Đang truy cập:528

Tổng truy cập: 18708474