Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Từ ngày 20-09-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý thống nhất các sản phẩm phân bón

2017-09-22 16:25:00.0

Ngày 20 tháng 9 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.

Theo đó, Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý thống nhất các sản phẩm phân bón (theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP, lĩnh vực phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác).

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Một số điểm mới của Nghị định mới này so với Nghị định 202/2013/NĐ-CP như: phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận; quy định cụ thể về sản xuất, đóng gói, buôn bán phân bón; xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng phân bón; đặt tên và nhãn phân bón; sử dụng phân bón...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý phân bón

Một số quy định chuyển tiếp cần lưu ý:

1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này .

6. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

7. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. .

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ  ngày 20/9/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón. Bãi bỏ Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 29/2014/TT-BCT

Chi tiết Nghị định 108/2017/NĐ-CP tại đây

 

 


Lượt xem: 174

Thống kê truy cập

Đang truy cập:757

Tổng truy cập: 18487195