Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tình hình phát triển hiệp hội ngành hàng giai đoạn 2011-2015, phương hướng giai đoạn 2016-2020

2016-09-20 10:06:00.0

Giai đoạn 2011-2015 đã để lại dấu ấn tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra; tuy vậy cũng đặt ra những thách thức cần phải có giải pháp quyết liệt để đạt mức tăng trưởng và phát triển như kỳ vọng trong giai đoạn 2016-2020.

Khái quát tình hình:

Thực hiện Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 10/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phê duyệt đề án phát triển hiệp hội ngành hành trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Sở Công Thương đã tích cực liên hệ và vận động các doanh nghiệp lớn có uy tín của tỉnh tham gia Ban vận động thành lập hiệp hội và tổ chức thành lập được 4 hiệp hội ngành hàng (Hiệp hội Sơn mài & Điêu khắc, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Chế biến gỗ, Hiệp hội Gốm sứ) và 01 Câu lạc bộ các nhà Xuất Nhập khẩu tỉnh Bình Dương.

Năm 2011, Đề án tiếp tục đề ra phương hướng cho giai đoạn tiếp theo là thành lập Hiệp hội Cơ Điện và Hiệp hội Da giày.

Ngày 23/8/2012, Hiệp hội Cơ Điện được thành lập. Đến tháng 7/2013, Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương được thành lập, Đề án cơ bản được hoàn thành; Tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 6 hiệp hội ngành hàng và 01 Hội Xuất Nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Câu lạc bộ các nhà Xuất Nhập khẩu), cụ thể:

Thông tin chung về các hiệp hội ngành hàng:

Hiệp hội Chế biến gỗ:

- Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương được thành lập vào ngày 11/02/2009;  Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ (2012 – 2015) vào ngày 26/07/2012; Đại hội lần thứ 3 nhiệm kỳ (2015 – 2018) vào ngày 25/03/2016.

Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2015 – 2018 của Hiệp hội Chế biến gỗ

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 150 hội viên.

- Nhân sự của Hiệp hội: Gồm 1 Chủ tịch là ông Huỳnh Quang Thanh (Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long), 5 Phó chủ tịch.

- Thông tin chung về Hiệp hội:

+ Địa chỉ văn phòng: Phòng 02-03C, Khu dịch vụ Vsip, số 2,đường số 3,VSIP1,Thuận An, Bình Dương.

+ Điện thoại:0650.653.6910

+ Fax: 0650.376.5701

+ Email: info@bifa.vnvanphong@bifa.vn

+ Website: www.bifa.vn

Hiệp hội Dệt may:

- Hiệp hội Dệt May Bình Dương được thành lập vào ngày 09/04/2008; Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ (2016 – 2021) dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 06/2016.

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 53 hội viên.

- Nhân sự của Hiệp hội: Gồm 1 chủ tịch là ông Lê Hồng Phoa, 1 Phó chủ tịch và 3 ủy viên ban chấp hành.

- Thông tin chung về Hiệp hội:

+ Địa chỉ văn phòng: Số 2, Trung tâm dịch vụ thương mại, KCN Việt Hương, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương

+ Điện thoại: 0650 3721 200

+ Fax: 0650 6263 388

+ Email: trangns@protradegarment.com, info@binhduongtextile.com

+ Website: binhduongtextile.com

Hiệp hội Gốm sứ:

- Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương được thành lập vào ngày 30/03/2010; Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ (2013 – 2018) tổ chức vào ngày 03/08/2013.

Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2013 – 2018 của Hiệp hội Gốm sứ

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 40 hội viên.

- Nhân sự của Hiệp hội: Gồm 1 chủ tịch là ông Lý Ngọc Minh (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I), 4 Phó chủ tịch.

- Địa chỉ đăng ký của Hiệp hội: TTTM Minh sáng Plaza, 888, Đại lộ Bình Dương, Thuận An, Bình Dương.

- Địa chỉ văn phòng Hiệp hội: 7/31B, Đại lộ Bình Dương, KP Bình Đức, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương.

- Số điện thoại : 0650.3716625

- website: bicera.vn

- Email liên lạc : info@bicera.vn

Hiệp hội Cơ Điện:

- Hiệp hội Cơ – Điện Bình Dương được thành lập vào ngày 23/08/2012; Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ (2016 – 2018) vào ngày 29/12/2015.

Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2016 – 2018 của Hiệp hội Cơ Điện

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 30 hội viên.

- Nhân sự của Hiệp hội: Gồm 1 chủ tịch là ông Trần Thành Trọng (Giám đốc Công ty Cổ Phần Sáng Ban Mai), 3 Phó chủ tịch.

- Thông tin chung về Hiệp hội:

+ Địa chỉ văn phòng: Lô E, Đường số 2, KCN Đồng An, Thuận An, BD.

+ Điện thoại: 0650 6514448

+ Email: hiephoicodienbd@bimea.vn/hiephoicodienbd@gmail.com

+ Website: bimea.vn

Hiệp hội Da giày:

- Hiệp hội Da giày được thành lập vào ngày 21/07/2013.

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 32 hội viên.

- Nhân sự của Hiệp hội: Gồm 1 chủ tịch là ông Nguyễn Quang Vũ (Giám đốc Công ty TNHH Nam Bình), 3 Phó chủ tịch và 2 ủy viên ban chấp hành.

- Thông tin chung về Hiệp hội:

+ Địa chỉ văn phòng: 189/8 Lê Hồng Phong, P. Tân Bình, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

+ Điện thoại: 0650 247 3648

+ Email: Huongut@nambinh.com.vn

+ Website: Dagiaybinhduong.com.vn

Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc:

- Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc Bình Dương được thành lập vào ngày 18/11/2006; Đại hội lần thứ 2 vào ngày 24/11/2011.

  • Số lượng hội viên hiện nay là 105
  • Cơ cấu Ban chấp hành: Gồm 1 chủ tịch là ông Thái Kim Điền, 3 Phó chủ tịch.
  • Thông tin chung về Hiệp hội: 

+ Địa chỉ văn phòng: K2/C51 tổ 17 Hiệp Thành, TP. TDM, Bình Dương

+ Điện thoại: 0650 3825954

+ Fax: 0650 3825654

+ Email: linh@tb44.com

+ Website: http://hhsonmaidieukhacbinhduong.org.vn

Hội Xuất Nhập khẩu tỉnh Bình Dương:

- Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương được thành lập vào ngày 18/10/2008; Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ (2011 – 2014) tổ chức vào ngày 30/07/2011; Ngày 24/01/2015, Câu lạc bộ tổ chức đại hội nhiệm kỳ III (2015 – 2018) và biểu quyết đổi tên “Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương” thành “Hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương” (Ngày 31/03/2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 741/QĐ – UBND về đổi tên “Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương” thành “Hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương”).

- Số lượng hội viên của hiệp hội đến thời điểm hiện tại: 186 hội viên.

- Nhân sự của Hội: Gồm 1 chủ tịch là ông Phạm Văn Xô, 2 Phó chủ tịch.

- Thông tin chung về Hội:

+ Địa chỉ: Số 1, Đường Trường Sơn, An Bình, Dĩ An, Bình Dương.

+ Điện thoại/Fax: 0650 3793 682.

+ Email: vpvneic.bd@gmail.com.

+ Website: www.vneic.com.vn

Các hiệp hội ngành hàng sau khi được thành lập đã có những hoạt động tích cực, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Sở Công Thương báo cáo tình hình hoạt động của các hiệp hội ngành hàng giai đoạn 2011-2015, phương hướng giai đoạn 2016-2020 như sau:

Ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của các hiệp hội ngành hàng:

Ưu điểm:

- Hiệp hội ngành hàng là cầu nối cho các mối quan hệ làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển các dịch vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường theo nguyên tắc có sự phối hợp với các hiệp hội và các tổ chức xúc tiến khác. Tập trung nguồn lực của hiệp hội vào các hoạt động có lợi thế cao, những hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, các chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia, chiến lược phát triển và bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Tổ chức cho doanh nghiệp để tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp xác minh và kiểm tra đối tác của mình trước khi ký hợp đồng buôn bán, đầu tư.

  • Hiệp hội là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước để kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp lên các cấp lãnh đạo đạo để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

- Hiệp hội thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong tình, đặc biệt là Trung tâm Xúc tiến thương mại và Thông tin Kinh tế, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp thuộc Sở Công Thương Bình Dương, để hỗ trợ và tổ chức cho các doanh nghiệp hội viên tham gia các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước.

Hạn chế:

Về bộ máy hoạt động:

- Mặc dù, hiệp hội hoạt động có Ban chấp hành và thư ký. Tuy nhiên, đa số các bộ máy hoạt động của hiệp hội mang tính chất kiêm nhiệm, mượn trụ sở doanh nghiệp làm văn phòng; Do đó, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chưa đáp ứng được mong đợi của nhiều hội viên (cụ thể như: Hiệp hội Sơn mài & Điêu khắc, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Cơ Điện, Hội Xuất Nhập khẩu).

- Kinh phí hoạt động của hiệp hội do một số hội viên đóng góp chưa đầy đủ, chủ yếu do sự tự nguyện đóng góp của các thành viên Ban chấp hành nên kinh phí hoạt động của một số hiệp hội thường ít, thiếu; Đây thật sự là khó khăn lớn để duy trì hoạt động hiêp hội hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho các hội viên.

Về công tác phát triển hội viên:

Thời gian qua, do hoạt động của một số hiệp hội chưa thật sự lôi cuốn, mang lại nhiều lợi ích cho các hội viên nên công tác phát triển hội viên mới chưa đáp ứng được yêu cầu, việc vận động doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội gặp nhiều khó khăn. Do đó, số lượng hội viên trong các hiệp hội chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp cùng ngành nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Công tác tổ chức đi thăm hội viên không thường xuyên:

Đa số các hiệp hội ngành hàng đều xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó, công tác tổ chức đi thăm hội viên với mục đích tạo sự gắn kết trong hiệp hội rất được Ban chấp hành hiệp hội chú trọng. Tuy nhiên, do Ban chấp hành hiệp hội là chủ các doanh nghiệp nên phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, đôi khi không tổ chức được hoạt động đi thăm hội viên thường xuyên như kế hoạch ban đầu.

Phương hướng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng giai đoạn 2016-2020:

Căn cứ Đề án phát triển hiệp hội ngành hành trên địa bàn tỉnh Bình Dương được ban hành kèm theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 10/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; Đến nay, các nội dung cơ bản của Đề án đã hoàn thành. Giai đoạn 2016-2020, các hiệp hội ngành hàng cần xây dựng các giải pháp để củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, cụ thể:

Nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo các hiệp hội:

  • Đào tạo và học tập kinh nghiệm công tác chuyên môn của hiệp hội, bổ sung và huấn luyện để tạo ra các kỹ năng chuyên nghiệp cho cán bộ hoạt động tại văn phòng và các ban của hiệp hội.
  • Có biện pháp khuyến khích cán bộ làm việc lâu dài và không ngừng tự học tập nâng cao trình độ.
  • Gắn quyền lợi (vật chất và tinh thần) với kết quả công việc.
  • Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả, xây dựng cơ chế hoạt động minh bạch.

Mở rộng và phát triển hội viên:

Số lượng hội viên là căn cứ xác đáng nhất để có thể đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội, củng cố tổ chức của hiệp hội và nâng cao sức mạnh trong cạnh tranh của hiệp hội, ngành hàng.

Dựa trên tiêu chí mở rộng và phát triển hội viên, các hiệp hội đã xây dựng kế hoạch phát triển hội viên giai đoạn 2016-2020 cụ thể như sau:

+ Hiệp hội Chế biến gỗ: Giai đoạn 2016-2020, Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển thêm 7 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 180 hội viên.

+ Hiệp hội Dệt may: Giai đoạn 2016-2020, Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển thêm 5 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 80 hội viên.

+ Hiệp hội Gốm sứ: Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển thêm 3 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 55 hội viên.

+ Hiệp hội Cơ Điện: Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển thêm 10 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 80 hội viên.

+ Hiệp hội Da giày: Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển thêm 3-4 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 50 hội viên.

+ Hiệp hội Sơn mài và Điêu khắc: Hiệp hội dự kiến sẽ phát triển trung bình 1-2 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 110 hội viên.

+ Hội Xuất nhập khẩu Bình Dương: Hội dự kiến sẽ phát triển trung bình 3 hội viên/năm; Dự kiến đến năm 2020 số lượng hội viên của Hiệp hội là 200 hội viên.

Nâng cao năng lực hỗ trợ cho doanh nghiệp:

- Các hiệp hội cần xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể để nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo chuyên đề. Nội dung của các chương trình cần tập trung vào kỹ năng tập hợp, phân tích thông tin, chia sẽ các kinh nghiệm về công nghệ, quản lý, đào tạo lao động, các kỹ năng đánh giá nhu cầu và phát triển các hình thức dịch vụ, tư vấn pháp luật… Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2016-2020, mỗi hiệp hội hàng năm tổ chức ít nhất 3 buổi hội thảo với sự tham gia của ít nhất 30% tổng số  hội viên của hiệp hội.

- Ngoài ra, thông qua website của từng hiệp hội, hiệp hội cần có đội ngũ cán bộ chuyên ngành để thường xuyên cập nhập, chia sẻ các thông tin hữu tích cho các hội viên như: Thông tin về các Hội chợ triển lãm, Hội thảo chuyên ngành; Thông tin và tài liệu về các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) như TPP, EVFTA...; Cập nhật giá các nguyên phụ liệu chuyên ngành…

- Bện cạnh đó, các hiệp hội nên thường xuyên liên kết với các cơ quan chuyên ngành để tổ chức các buổi hội thảo phổ biến những văn bản pháp luật mới cho các hội viên nhằm đảm bảo thực hiện đúng những quy định mới cũng như đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp hội viên, của ngành hàng.

Nâng cao các hoạt động giao lưu, liên kết:

Các hiệp hội cần thường xuyên tổ chức các buổi đi thăm hội viên để tham quan, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp để tạo mối liên kết tiêu thụ hàng hóa lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội. Mục tiêu cụ thể: Hàng năm, mỗi hiệp hội tổ chức khoảng 4-5 buổi đi thăm hội viên với sự tham gia của ít nhất 50% tổng số hội viên.

Ngoài ra, với mục đích tăng cường giao lưu kết nối, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các lãnh đạo, các cán bộ quản lý doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng cần thành lập các tổ chức chuyên đề, hoạt động thường xuyên để tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên. Điển hình, “Câu lạc bộ sản xuất tinh gọn cho ngành gỗ” (Viết tắt là LSS Club - Lean Six Sigma For Wood Club) của Hiệp hội Chế biến gỗ là mô hình tốt để các hiệp hội khác học tập.

Đối với doanh nghiệp:

Cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của hiệp hội ngành hàng.

Các doanh nghiệp cần đoàn kết và tham gia tích cực hơn nữa các hoạt động của hiệp hội.

Tạo điều kiện thuận lợi để hiệp hội phát triển các hoạt động dịch vụ:

Các hiệp hội ngành hàng nên thành lập công ty cổ phần trực thuộc hiệp hội nhằm thực hiện các dịch vụ chuyên ngành phục vụ cho các doanh nghiệp hội viên như các dịch vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên thâm nhập thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp xác minh và kiểm tra đối tác của mình trước khi ký hợp đồng buôn bán, đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác; Ngoài ra, các công ty này còn nhằm mục đích tạo lợi nhuận làm kinh phí hoạt động cho các hiệp hội. Điển hình như Công ty CP Thương mại Dịch vụ BIFA của Hiệp hội Chế biến gỗ./.


Lượt xem: 511

Thống kê truy cập

Đang truy cập:501

Tổng truy cập: 18536139