Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tình hình đổi mới công nghệ trong hoạt động khai thác khoáng sản đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2014-12-10 21:43:00.0

Bình Dương là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Trong đó, hoạt động khai thác đá chiếm một tỷ trọng lớn và đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Bình Dương là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Trong đó, hoạt động khai thác đá chiếm một tỷ trọng lớn và đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng số 19 điểm mỏ đang hoạt động khai thác đá xây dựng, tập trung ở các huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và thị xã Dĩ An. Công suất khai thác ở quy mô trung bình đến lớn, lớn nhất là mỏ Tân Đông Hiệp có suất khai thác đạt 2,6 triệu mét khối/năm; hoạt động chế biến khoáng sản mới dừng ở mức sơ chế là chủ yếu.

Trong những năm qua, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện tốt tuyên truyền về đổi mới công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, chuyển giao công nghệ và thí điểm áp dụng những công nghệ mới; từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong ngành khai khoáng như: sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, năng suất thấp, máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động phát sinh nhiều khí thải và khói bụi, công nghệ chế biến đầu tư chưa sâu, công nghệ nổ mìn khai thác khoáng sản gây nhiều khí thải độc hại và chấn động, nguy cơ mất an toàn cao. 


 

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tích cực thực hiện đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong quy trình khai thác, chế biến khoáng sản; tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất hợp lý; thay thế ô tô tự đổ tải trọng 15 tấn, máy xúc thủy lực gàu ngược có dung tích gàu 1,2 m3 đã hết thời gian sử dụng bằng ô tô, máy xúc mới; thay thế các thiết bị nghiền sàng có công suất nhỏ bằng những máy có công suất lớn từ 250 - 400 tấn/giờ; thay thế các thiết bị khoan tự chế bằng máy khoan thủy lực. Đặc biệt, có 02 doanh nghiệp áp dụng việc vận chuyển sản phẩm đá bằng băng tải đã góp phần giảm thiểu được khí và bụi thải phát Có 100% doanh nghiệp khai thác đá đã chuyển đổi công nghệ nổ mìn, sử dụng các phương pháp nổ mìn tiên tiến; trong đó có 13/19 điểm mỏ sử dụng nổ mìn vi sai điện kết hợp với dây nổ xuống lỗ khoan và có 06/19 điểm mỏ sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện. Hoạt động phá đá quá cỡ bằng nổ mìn được chuyển sang sử dụng búa đập thủy lực là chủ yếu; tăng cường sử dụng thuốc nổ an toàn như: thuốc nổ Anfo, Nhũ tương, Sofanit ... Kết quả giám sát các ảnh hưởng nổ mìn hàng năm tại các mỏ đá đều nằm trong giới hạn cho phép tại QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp.

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành và các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008, để góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng thân thiện với môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.


Lượt xem: 174

Thống kê truy cập

Đang truy cập:554

Tổng truy cập: 18379638