Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2030

2023-08-14 16:55:00.0

Tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2030

Thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (sau đây gọi tắt là Đề án 977), Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3843/KH-UBND ngày 31/7/2023 triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030 nhằm nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật, nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh. 

 

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật

 

Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu được đặt ra như sau:

Thứ Nhất. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật

- Rà soát, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật (nếu có).

- Rà soát, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên.

Thứ Hai. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân

- Quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng...

- Xây dựng đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

- Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù theo quy định pháp luật. 

Kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ  biến giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng.

Triển khai các mô hình mới, cách làm hiệu quả nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.

Thứ Ba. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, trọng tâm là xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo định kỳ và tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật người dân tộc thiểu số, người có uy tín tại cộng đồng.

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu; đăng tải đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý cho người dân.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả để nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Thứ Tư. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật 

- Mở rộng mạng lưới các cơ quan, tổ chức hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật... và tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước trong hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

- Tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

- Tăng cường vận động người dân và thành viên của tổ chức mình tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành pháp luật; tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ người dân giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp luật; xây dựng, triển khai các sáng kiến, mô hình hiệu quả trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Thứ Năm. Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức

- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, đề án được giao.

- Phát huy trách nhiệm xã hội, sự chủ động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

- Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác phổ biến giáo dục pháp luật

- Bố trí nguồn lực, đầu tư cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm việc cung cấp thông tin pháp luật cho người dân được đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch và định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

 


Kim Bình – Thanh tra Sở

Lượt xem: 4177

Thống kê truy cập

Đang truy cập:455

Tổng truy cập: 18619861