Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Thương mại Việt Nam – Myanmar nửa đầu năm 2013 và lợi thế đầu tư

2013-07-19 11:44:00.0

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar đã tăng trưởng tích cực, tuy nhiên, giá trị còn nhỏ.

Kim  ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar đã tăng trưởng tích cực, tuy nhiên, giá trị còn nhỏ.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 tăng trưởng với 32%/năm. Năm 2012 đạt 228 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 144,3 triệu USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến trong năm 2013 kim ngạch thương mại đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 30% so với năm 2012 và mức đầu tư của Việt Nam vào Myanmar đạt trên 500 triệu USD); các DN Việt Nam đang phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 500 triệu USD và mức đầu tư đạt 1 tỷ USD vào năm 2015.

6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang Myanamr 99 triệu USD, tăng 99,41% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Myanmar trong thời gian này là sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sắt thép các loại, phương tiện vận tải…. trong đó mặt hàng sản phẩm từ sắt thép chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 17%, đạt kim ngạch 16,8 triệu USD, tăng 326,06% so với cùng kỳ.

Ngược lại Myanmar xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như: gỗ và sản phẩm, hàng rau quả, hàng thủy sản. Nửa đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu từ Myanamr với kim ngạch 45,2 triệu USD, giảm 32,41% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại xuất-nhập khẩu Việt Nam – Myanmar 6 tháng 2013         

ĐVT: USD


              (Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

Tại Hội thảo “Tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Myanmar”, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar, kiêm Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, hiện có 3 lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác lợi thế đầu tư tại Myanmar là nông nghiệp – trồng cây công nghiệp, xây dựng và hàng tiêu dùng.

Đại diện liên minh Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar, ông Hnin Oo cho rằng, chế biến thủy hải snr là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Myanmar và Myanmar cũng đã từng hợp tá với nhiều doanh nghiệp khai thác chế biến thủy sản của Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng diện tích đất có thể khai thác tại Myanmar là khoảng 19 triệu ha.

Lĩnh vực xây dựng có tiềm năng lớn, do Myanmar đang mở cửa thu hút mạnh đầu tư, nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn.Hiện nay, Myanmar vẫn chưa có nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nên thị trường này sẽ có nhiều cơ hội cho các dự án vật liệu xây dựng, như xi măng, sắt thép, gạch tuynel, gạch ốp lát…

Riêng với hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam đã từng được người tiêu dùng Myanmar biết đến qua đường thương mại.

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Myanmar sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn riêng.

Về thuận lợi,từ đầu năm 2011, Myanmar đã thông qua Luật Đặc khu kinh tế với các khoản ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc.

Từ năm 2012, Myanmar cũng đã sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài với những nội dung khuyến khích hơn hoạt động đầu tư nước ngoài vào Myanmar. Từ tháng 4/2012, Chính phủ Myanmar đã thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Đây cũng là một trong những động thái tạo môi trường thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào đất nước này.

Đại diện Ủy ban Đầu tư Myanmar cho biết, Myanmar đang soạn thảo và sẽ ban hành Luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, nhằm mở hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Myanmar.

Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Myanmar cũng cần nghiên cứu một số quy định của quốc gia bản địa.

Chẳng hạn, Myanmar chưa mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar sẽ phải thực hiện thanh toán thương mại qua một số cơ chế tài chính trung gian. Ngoài ra, chính quyền tại mỗi bang ở Myanmar có những quyền hạn độc lập nhất định, mỗi bang có một số quy định riêng. Vì vậy, khi đầu tư vào Myanmar,doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm hiểu quy định cụ thể của từng bang.

Một số lưu ý khi đầu tư tại Myanmar:
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu BIDV)
-Myanmar mới thoát khỏi cấm vận của Mỹ và EU nên có thể có rủi ro trong thanh toán, mất vốn đầu tư.

-Việc xin phép đầu tư còn bất cập, chính sách miễn giảm thuế chưa rõ ràng, thuế thu nhập doanh nghiệp cao: 30%.

-Doanh nghiệp Nhà nước độc quyền các lĩnh vực viễn thông, hàng không và một số lĩnh vực khai mỏ.

-Chi phí tại Myanmar cao: giá thuê đất công nghiệp 10 USD/m2; giá thuê văn phòng 75 USD/m2/tháng. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

-Ngân hàng Myanmar chưa tài trợ thương mại và dự án, do đó doanh nghiệp nước ngoài phải dùng vốn của mình để đầu tư.


Lượt xem: 156

Thống kê truy cập

Đang truy cập:486

Tổng truy cập: 18522187