Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020

2016-08-11 14:45:00.0

Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành Quyết định 1563/QĐ-TTg vào ngày 08 tháng 08 năm 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020.

Qua đó, các ngành bộ ngành liên quan và các địa phương dựa trên kế hoạch này để thực hiện theo các mục tiêu và chính sách để có giải pháp cụ thể cho phát triển thương mại điện tử. Nhằm kế thừa kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử gia đoạn năm 2011-2015, thì giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa ra nhiều vấn đề trọng tâm để phát triển hơn nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thương trực tuyến, nâng cao ứng dụng dịch vụ công góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế đất nước càng ngày càng phát triển góp phần nâng cao được lợi thế năng lực canh tranh, giảm thiểu được độc quyền trong kinh doanh.

Theo kế hoạch mục tiêu đưa ra cho giai đoạn 2016 – 2020 với bốn chỉ tiêu như:

- Về hạ tầng cho thương mại điện tử cần hoàn thiện hạ tầng pháp lý, hệ thống thanh toán, mạng lưới giao dịch và vận chuyển, đảm bảo an toàn và an ninh;

- Về quy mô thị trường thương mại điện tử có các chỉ số đặt ra cho các mục tiêu như mua sắm trực tuyến, phương thức thương mại trực tuyến;

- Về mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp có các chỉ tiêu đặt ra như: có trang thông tin điện tử, giao dịch các hàng hóa, thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hay các dịch vụ tiêu dùng;

- Và về mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước: tập trung chủ yếu vào dịch vụ công trực tuyến, thông tin lựa chọn nhà thầu.

Để triển khai các mục tiêu trên, trong giai đoạn năm 2016 -2020 kế hoạch đặt ra với bảy nội dung để thực hiện như sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử là: rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này.

Thứ hai, Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, bao gồm: xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử; Mở rộng và duy trì hoạt động cổng thông tin quản lý thương mại điện tử nhằm đáp ứng được dịch vụ công trực tuyến, thống kê và các hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử.

Thứ ba, Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử như: hệ thống thanh toán, thẻ thông minh, chứng thực và giao dịch, trao đổi thông điệp dữ liệu, đảm bảo lòng tin và quyền lợi cho người tiêu dùng, hạ tầng chứng từ điện tử.

Thứ tư, Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử được tập trung vào:  xây dựng các chương trình, đào tạo, tập huấn theo chủ đề chuyên sâu và phù hợp với địa phương và từng lĩnh vực trong kinh doanh; song song đó, công tác tuyên tuyền phổ biến cũng được quan tâm đẩy mạnh đào tạo chính quy, đào tạo trực tuyến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông.

Thứ năm, Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT là: khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, phát triển trên nền tảng di động và phát triển nội dung số, phát triển các sản phẩm, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về thương mại điện tử.

Thứ sáu, Phát triển thương mại điện tử tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, chủ yếu tập trung vào ba nội dung sau: Hỗ trợ phát triển TMĐT tại các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm; Tập trung đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực; Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Thứ bảy, Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại điện tử như chủ động tham gia hoạt động hợp tác đa phương và song phương. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa phương về thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ.

Chi tiết Quyết định xem tại đây./.


Lượt xem: 130

Thống kê truy cập

Đang truy cập:508

Tổng truy cập: 18399511