Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Thị trường xuất khẩu thuận lợi cho nhiều ngành hàng

2011-02-28 15:56:00.0

Năm 2011, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động nhưng lại tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày… tăng kim ngạch xuất khẩu.

   
Năm 2011, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động nhưng lại tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày… tăng kim ngạch xuất khẩu. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 2 tháng đầu năm, các thành viên của VFA đã xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn gạo; dự kiến tháng 3 sẽ xuất thêm từ 500 đến 600 tấn nữa. Như thế tổng cộng quý I xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn gạo. Theo dự đoán, tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2011 rất lạc quan do thế giới đang lo ngại trước tình hình khan hiếm lương thực, giá các loại nông sản tăng trong khi giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan và Pakistan nên tạo yếu tố thuận lợi cho gạo Việt Nam. Để tận dụng các thuận lợi trên, bên cạnh các hợp đồng tập trung đã ký với Indonesia, Bangladesh, VFA sẽ tăng đàm phán với Philippines và mở rộng thị trường sang Cuba, Iraq, Malaysia… VFA cũng sẽ giao cho hơn 60 DN có khả năng về kho bãi mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (từ 1/3 đến 15/4) theo giá thị trường có ưu tiên vốn vay với mức lãi suất hợp lý. Động thái này sẽ giúp VFA và các DN chủ động hơn trong việc xuất khẩu gạo để không bị ép giá.

Trong năm 2011, xuất khẩu cao su cũng sẽ có hướng tích cực. Theo Hiệp hội Cao su thế giới, nhu cầu cao su thế giới năm 2011 đạt khoảng 11,15 triệu tấn, nhưng sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới chỉ đạt khoảng 10,97 triệu tấn, do vậy giá cao su sẽ vẫn trong xu hướng tăng do cung chưa đáp ứng đủ cầu. Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2011, giá cao su Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và hiện đạt gần 5000 USD/tấn. Trước mắt, trong quý I, thị trường lớn Trung Quốc đang trong thời điểm tăng thu mua cao su Việt Nam để tập trung nguyên liệu sản xuất vỏ xe ô tô, xe máy. Như thế, với thị trường khan hiếm nguồn cung, cao su Việt Nam có điều kiện tăng  kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.

Với cà phê,theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA), năm 2011 thị trường cà phê có nhiều biến động do tình hình thời tiết khô hạn đe dọa sản lượng cà phê ở Brazil, Colombia, Indonesia và cả ở Việt Nam… vì thế nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu vẫn tăng. Hiện giá cà phê đang ở mức 2000 USD/tấn và nếu tiếp tục giữ ở mức này thì  kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2011. Được biết, trong tháng đầu năm 2011, cả nước đã xuất khẩu gần 100 ngàn tấn và các DN cà phê đã có thoả thuận giá cà phê đến tháng 5/2011 từ 2070 đến 2080 USD/tấn.

Xuất khẩu thủy sản 2011 sẽ giữ vững mức 5 tỷ USD. Đó là nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Với sự tham gia của 969 doanh nghiệp, thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu đến 162 thị trường trên thế giới. Trong  năm 2010, Top 10 thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam (đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu) đều có mức tăng trưởng từ 10-25% so với năm 2009; trong đó thị trường Mỹ đứng đầu về giá trị nhập khẩu với 971 triệu USD (chiếm khoảng 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam), tiếp đến là Nhật Bản 897 triệu USD (chiếm 17,8%)...Trên cơ sở của mức tăng trưởng trên vàdù sẽ gặp một số khó khăn nhưng do nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước, nên theo Vasep, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ vững 5 tỷ USD.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2010 ngành gặp nhiều khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào tăng (giá bông, sơ Poyester tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009), lao động khó tuyển dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao… nhưng sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và sự dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Từ những nguyên nhân trên nên vào cuối năm 2010, nhiều DN đã ký được hợp đồng cung cấp hàng đến tận quý 2/2011. Thậm chí, một số DN quy mô lớn, có uy tín còn ký được hợp đồng tới hết quý 3, quý 4/2011. Đơn giá gia công tại các hợp đồng đã ký cũng tăng khoảng 10-15% so với năm 2010. Đây chính là những tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may trong năm 2011 và dự kiến ngành sẽ đạt từ 12,7 đến 13 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.

Với ngành da giày, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam cho biết, với nhiều khó khăn trong năm 2010, song DN trong ngành đã chứng tỏ năng lực hoạt động với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,1 tỷ USD, đứng thứ hai sau dệt may và nằm trong nhóm có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước với mức tăng trưởng gần 25%. Với ngành da giày, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng trong các thị trường xuất khẩu lớn của ngành, có nhiều khả năng EU xem xét và chấm dứt sự áp đặt thuế chống bán phá giá vào tháng 4/2011. Với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam có thể sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và trước mắt Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà ngành da giày Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác, mở rộng. Nhiều thị trường khác như Asean cũng đang rộng mở với ngành da giày Việt Nam. Ngoài ra, ngành còn có lợi thế rất lớn về chính sách thuế quan ở thị trường Nhật Bản và sắp tới thị trường Trung Quốc cũng sẽ mở rộng cửa hơn với hàng hoá tiêu dùng. Một thuận lợi nữa cũng nên nhắc đến là ra sự đời của Quyết định số 6209/QD9-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2025. Đây sẽ là động lực lớn để phát triển ngành da giày Việt Nam. Vì thế, cũng rất lạc quan để tin rằng năm 2011 sẽ có nhiều thuận lơn hơn khó khăn cho ngành da giày.

Mới đây, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD với đồng tiền Việt Nam lên 9,3% cũng sẽ tác động tích cực giúp các ngành hàng nông lâm thuỷ hải sản (không lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu) sẽ sớm đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, DN trong ngành nông lâm thuỷ sản, da giày, dệt may… nên xem trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng các mặt hàng, bảo vệ thương hiệu và nhất là nên giảm bớt việc xuất khẩu thô, gia công mà cần tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao và chế biến sâu. Như thế mới khai thác được tối đa lợi nhuận từ những thuận lợi về giá cả, điều kiện thị trường thế giới mang lại trong năm 2011./.
 

Năm 2011, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động nhưng lại tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày… tăng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 2 tháng đầu năm, các thành viên của VFA đã xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn gạo; dự kiến tháng 3 sẽ xuất thêm từ 500 đến 600 tấn nữa. Như thế tổng cộng quý I xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn gạo. Theo dự đoán, tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2011 rất lạc quan do thế giới đang lo ngại trước tình hình khan hiếm lương thực, giá các loại nông sản tăng trong khi giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan và Pakistan nên tạo yếu tố thuận lợi cho gạo Việt Nam. Để tận dụng các thuận lợi trên, bên cạnh các hợp đồng tập trung đã ký với Indonesia, Bangladesh, VFA sẽ tăng đàm phán với Philippines và mở rộng thị trường sang Cuba, Iraq, Malaysia… VFA cũng sẽ giao cho hơn 60 DN có khả năng về kho bãi mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (từ 1/3 đến 15/4) theo giá thị trường có ưu tiên vốn vay với mức lãi suất hợp lý. Động thái này sẽ giúp VFA và các DN chủ động hơn trong việc xuất khẩu gạo để không bị ép giá.

Trong năm 2011, xuất khẩu cao su cũng sẽ có hướng tích cực. Theo Hiệp hội Cao su thế giới, nhu cầu cao su thế giới năm 2011 đạt khoảng 11,15 triệu tấn, nhưng sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới chỉ đạt khoảng 10,97 triệu tấn, do vậy giá cao su sẽ vẫn trong xu hướng tăng do cung chưa đáp ứng đủ cầu. Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2011, giá cao su Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và hiện đạt gần 5000 USD/tấn. Trước mắt, trong quý I, thị trường lớn Trung Quốc đang trong thời điểm tăng thu mua cao su Việt Nam để tập trung nguyên liệu sản xuất vỏ xe ô tô, xe máy. Như thế, với thị trường khan hiếm nguồn cung, cao su Việt Nam có điều kiện tăng  kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.

Với cà phê,theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA), năm 2011 thị trường cà phê có nhiều biến động do tình hình thời tiết khô hạn đe dọa sản lượng cà phê ở Brazil, Colombia, Indonesia và cả ở Việt Nam… vì thế nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu vẫn tăng. Hiện giá cà phê đang ở mức 2000 USD/tấn và nếu tiếp tục giữ ở mức này thì  kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2011. Được biết, trong tháng đầu năm 2011, cả nước đã xuất khẩu gần 100 ngàn tấn và các DN cà phê đã có thoả thuận giá cà phê đến tháng 5/2011 từ 2070 đến 2080 USD/tấn.

Xuất khẩu thủy sản 2011 sẽ giữ vững mức 5 tỷ USD. Đó là nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Với sự tham gia của 969 doanh nghiệp, thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu đến 162 thị trường trên thế giới. Trong  năm 2010, Top 10 thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam (đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu) đều có mức tăng trưởng từ 10-25% so với năm 2009; trong đó thị trường Mỹ đứng đầu về giá trị nhập khẩu với 971 triệu USD (chiếm khoảng 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam), tiếp đến là Nhật Bản 897 triệu USD (chiếm 17,8%)...Trên cơ sở của mức tăng trưởng trên vàdù sẽ gặp một số khó khăn nhưng do nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước, nên theo Vasep, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ vững 5 tỷ USD.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2010 ngành gặp nhiều khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào tăng (giá bông, sơ Poyester tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009), lao động khó tuyển dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao… nhưng sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và sự dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Từ những nguyên nhân trên nên vào cuối năm 2010, nhiều DN đã ký được hợp đồng cung cấp hàng đến tận quý 2/2011. Thậm chí, một số DN quy mô lớn, có uy tín còn ký được hợp đồng tới hết quý 3, quý 4/2011. Đơn giá gia công tại các hợp đồng đã ký cũng tăng khoảng 10-15% so với năm 2010. Đây chính là những tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may trong năm 2011 và dự kiến ngành sẽ đạt từ 12,7 đến 13 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011.

Với ngành da giày, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam cho biết, với nhiều khó khăn trong năm 2010, song DN trong ngành đã chứng tỏ năng lực hoạt động với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,1 tỷ USD, đứng thứ hai sau dệt may và nằm trong nhóm có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước với mức tăng trưởng gần 25%. Với ngành da giày, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng trong các thị trường xuất khẩu lớn của ngành, có nhiều khả năng EU xem xét và chấm dứt sự áp đặt thuế chống bán phá giá vào tháng 4/2011. Với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam có thể sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và trước mắt Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà ngành da giày Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác, mở rộng. Nhiều thị trường khác như Asean cũng đang rộng mở với ngành da giày Việt Nam. Ngoài ra, ngành còn có lợi thế rất lớn về chính sách thuế quan ở thị trường Nhật Bản và sắp tới thị trường Trung Quốc cũng sẽ mở rộng cửa hơn với hàng hoá tiêu dùng. Một thuận lợi nữa cũng nên nhắc đến là ra sự đời của Quyết định số 6209/QD9-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2025. Đây sẽ là động lực lớn để phát triển ngành da giày Việt Nam. Vì thế, cũng rất lạc quan để tin rằng năm 2011 sẽ có nhiều thuận lơn hơn khó khăn cho ngành da giày.

Mới đây, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD với đồng tiền Việt Nam lên 9,3% cũng sẽ tác động tích cực giúp các ngành hàng nông lâm thuỷ hải sản (không lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu) sẽ sớm đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, DN trong ngành nông lâm thuỷ sản, da giày, dệt may… nên xem trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng các mặt hàng, bảo vệ thương hiệu và nhất là nên giảm bớt việc xuất khẩu thô, gia công mà cần tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao và chế biến sâu. Như thế mới khai thác được tối đa lợi nhuận từ những thuận lợi về giá cả, điều kiện thị trường thế giới mang lại trong năm 2011./.


Lượt xem: 151

Thống kê truy cập

Đang truy cập:545

Tổng truy cập: 18493134