Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Thị trường trong nước duy trì mức tăng

2013-07-25 11:40:00.0

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.275.414 tỷ đồng, tăng 11,9%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (19,7%). Nếu loại trừ yếu tố giá thì tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 4,9% thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (6,7%).

Hàng hoá dồi dào
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.275.414 tỷ đồng, tăng 11,9%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (19,7%). Nếu loại trừ yếu tố giá thì tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 4,9% thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (6,7%).
 
Trong các khu vực kinh tế, duy chỉ có khu vực kinh tế Nhà nước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ giảm so với cùng kỳ, còn lại các khu vực kinh tế khác đều tăng, cụ thể: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 36,9%, tiếp đó là khu vực kinh tế cá thể và kinh tế tập thể tăng lần lượt là 16,8% và 10,7.
 
So với mức tăng chung, tăng cao nhất là ngành dịch vụ tăng gần 15,4%, tiếp đó là ngành khách sạn, nhà hàng tăng gần 14,5%, ngành thương nghiệp tăng 11,2%, tăng thấp nhất là ngành du lịch tăng 2,6%.
 
Thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp khó khăn, hàng hoá khó tiêu thụ, giá giảm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ những tháng gần đây đã có cải thiện nhưng mức tăng trưởng chậm, mức tăng 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ giảm 7,8 điểm phần trăm (cùng kỳ năm 2012 tăng 19,7%).
 
Lạm phát được kiềm chế
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2013 so với tháng 5 năm 2013 chỉ tăng 0,05%, trong đó chỉ số giá tiêu dùng một số nhóm như: thực phẩm, giao thông, bưu chính viễn thông giảm. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng năm 2012 tăng 6,73% cho thấy lạm phát không còn là mối lo ngại lớn trong năm 2013 và có khả năng lạm phát thấp hơn năm 2012. Trong cơ cấu CPI 6 tháng đầu năm, ngoài nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm còn có nhóm lương thực cũng giảm, nhóm có mức tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
 
So với tháng 12 năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 2,4%, trong đó nhóm có mức tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 13,88% do việc điều chỉnh tăng phí dịch vụ y tế của một số địa phương, tiếp đến là nhóm may mặc mũ nón, giầy dép tăng 3,85%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 1,72% do nhóm lương thực liên tục giảm (6 tháng đã giảm 2,23%) và nhóm thực phẩm giảm trong một vài tháng trở lại đây; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,05%; Các nhóm còn lại tăng từ 0,4-2,69%, nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,48%.
 
Về diễn biến giá cả trên địa bàn hai thành phố Hà Nội và Thnàh phố Hồ Chí Minh, sau 3 tháng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 đã tăng trở lại ở hai đầu tàu kinh tế của cả nước.
 
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 của thành phố Hà Nội đã tăng 0,08% so với tháng trước và lần lượt tăng 1,74% và 5,43% so với tháng 12/2012 và tháng 6/2012.
 
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 của thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/2013 đã tăng 0,12% so với tháng trước và lần lượt tăng 0,78% và 2,78% so với tháng 12/2012 và tháng 6/2012.

Thị trường được tăng cường quản lý
Lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đặc biệt trong lĩnh vực giá và chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép nhằm góp phần ổn định thị trường. Đến nay, tình trạng vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, giúp cho chăn nuôi gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có điều kiện phát triển, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi cũng như của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; kinh doanh phân bón được chấn chỉnh và lập lại trật tự kỷ cương...
 
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 67.850 vụ, xử lý 37.383 vụ vi phạm (trong đó 5.728 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 5.303 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 18.166 vụ kinh doanh trái phép và 8.636 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá) với tổng số thu 130,49 tỷ đồng (trong đó phạt vi phạm hành chính 82,7 tỷ; tiền bán hàng tịch thu là 46,59 tỷ và truy thu thuế là 1,2 tỷ đồng).
 
Lưu thông sẽ khởi sắc, tiếp tục kiềm chế lạm phát
Trong 6 tháng cuối năm sức mua của thị trường trong nước sẽ tăng trưởng cao hơn 6 tháng đầu năm do cuối năm có nhiều dịp lễ, tết; các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước được triển khai rầm rộ hơn, nhiều chương trình kích cầu khuyến mại, giảm giá được thực hiện...       Dự báo tổng mức bản lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2013 tăng 12,48% so với năm 2012. Đồng thời khả năng kiềm chế lạm phát cả năm sẽ đạt được, thấp hơn năm 2012.
 
Giải pháp mạnh, chỉ đạo quyết liệt
Bảo đảm giữ vững cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân trong mọi tình huống. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước để kịp thời chỉ đạo và kiến nghị Chính phủ các giải pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng trọng yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, ngăn chặn nguy cơ lạm phát quay trở lại, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế.
 
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối trên thị trường, tổ chức tốt việc gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm, góp phần ổn định giá cả hàng hoá.
 
Đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả các chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Tăng cường tuyên truyền vận động và nâng cao nhận thức của người dân về hàng Việt Nam góp phần thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Qua đó, giúp các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
 
Tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu hiện vẫn chưa kiểm soát được tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ổn định thị trường xã hội./.


Lượt xem: 131

Thống kê truy cập

Đang truy cập:488

Tổng truy cập: 18522778