Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tăng mức phạt lên đến 200 triệu đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai

2017-05-31 16:52:00.0

Đó là một trong những quy định mới về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017, thay thế Nghị định 97/2013/NĐ-CP.

Đó là một trong những quy định mới về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017, thay thế Nghị định 97/2013/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định số 97/2013/NĐ-CP, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai là 80 triệu đồng. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định số 67/2017/NĐ-CP thì mức xử phạt với hành vi trên được tăng lên là 200 triệu đồng. Mức phạt này còn áp dụng đối với các hành vi khác như: sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai; tiếp tục hoạt động nạp LPG vào chai khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của trạm nạp LPG vào chai.

Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định mới này bao gồm: Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Vi phạm quy định về an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực dầu khí; Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và các quy định khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dầu khí; Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; Vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu; Vi phạm quy về kinh doanh LPG; vi phạm quy định về chai LPG và LPG chai; Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); Vi phạm quy định về kinh doanh LNG; Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí thiên nhiên nén (CNG); Vi phạm quy định về kinh doanh CNG; Vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh khí. Một số điểm đáng lưu ý tại Nghị định này như:
- Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1 tỉ đồng đối với cá nhân và 2 tỉ đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong kinh doanh xăng dầu và khí là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
- Phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng đối với hành vi thực hiện pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi; thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối; thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối.
- Không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng;
- Niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá phân phối quy định bị phạt từ 2 đến 6 triệu đồng.
- Tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm bị phạt từ 40 đến 60 triệu đồng.
Chi tiết Nghị định 67/2017/NĐ-CP tại đây


Lượt xem: 312

Thống kê truy cập

Đang truy cập:527

Tổng truy cập: 18396585