Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tăng lực cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU

2011-07-22 16:30:00.0

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam, với trên 500 triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm may mặc chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú đa dạng và hợp thời trang. Để tiếp cận với khách hàng EU khó tính, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần có chiến lược quảng cáo bài bản, tận dụng mọi cơ hội, nhất là những dịp hội chợ triển lãm.

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam, với trên 500 triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm may mặc chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú đa dạng và hợp thời trang. Để tiếp cận với khách hàng EU khó tính, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần có chiến lược quảng cáo bài bản, tận dụng mọi cơ hội, nhất là những dịp hội chợ triển lãm.

Trước hết, nhà xuất khẩu Việt Nam cần thiết lập chiến lược quảng bá sản phẩm, với nhiều cách thức sẽ giúp tạo ra, tăng cường hoặc duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với các sản phẩm của bạn theo cách hiệu quả nhất. Các cách thức được sử dụng trong chiến dịch quảng bá có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà xuất khẩu cũng như lĩnh vực thị trường cụ thể mà mình đang kinh doanh. Tuy nhiên, ban đầu nhà xuất khẩu cần có một trang web được thiết kế bắt mắt nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá, mà quảng cáo là cách thức vô cùng quan trọng. Nhiều người mua vẫn có thói quen đọc các tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm điện tử tương tự nhằm bắt kịp các tin tức, xu hướng và sự phát triển của ngành may mặc. Một mẫu quảng cáo được thiết kế chuyên nghiệp và đặt đúng chỗ có thể tạo ra sự nhận thức rất tốt đối với người mua hàng và người tiêu dùng, đặc biệt nếu nhà xuất khẩu đang muốn xây dựng thương hiệu của mình hoặc giới thiệu các sản phẩm mới đến với người tiêu dùng thì sẽ thấy ngay hiệu quả của quảng cáo.

Tại EU có một số tạp chí thương mại và trang web hàng đầu như: Drapers – http://www.drapersonline.com; Sportswear International – http://www.sportswearnet.com; Pinker – http://www.pinkermoda.com; TM Fashion Guide, cổng thông tin của Đức – http://www.tm-fashion.de TM Fashion; Fashionmag.com –http://www.fashionmag.com … các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể lựa chọn để quảng cáo sản phẩm.  Tuy nhiên, sự xuất hiện như nấm sau mưa của các trang web thương mại và các cổng thông tin ngành hàng dệt may giúp các nhà xuất khẩu có thêm nhiều cơ hội để quảng cáo công ty và sản phẩm của mình, song các nhà xuất khẩu nên quảng cáo thông tin trên các trang web một cách có chọn lọc. Hình thức quảng bá điện tử có thể chỉ là một đường dẫn tới trang web của công ty bạn trên một công cụ tìm kiếm thông dụng hoặc một trang mạng xã hội, hoặc cũng có thể chỉ là một mẩu quảng cáo nhỏ với vài hình đồ họa trên một cổng thông tin về thương mại hoặc ngành hàng thời trang.

Tiếp theo là tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức tại EU, đây là một trong những kênh quan trọng nhất của một chiến dịch quảng bá xuất khẩu mặt hàng dệt may. Tại hội chợ triển lãm, các nhà xuất khẩu có thể tìm hiểu về các xu hướng thời trang mới nhất cho mùa tới. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi trình diễn thời trang và có rất nhiều khách hàng quan trọng tham gia các triển lãm này. Những lợi ích quan trọng khác khi tham gia hội chợ triển lãm bao gồm: tạo lập các mối quan hệ cá nhân và liên hệ trực tiếp. Đây là yếu tố rất quan trọng trong ngành hàng này bởi tính chất đặc thù của sản phẩm, cần được nhìn tận mắt, sờ tận tay. Thêm vào đó, do đặc điểm mùa vụ của thị trường châu Âu, các hội chợ triển lãm cũng là nơi tập trung giới thiệu các sản phẩm mới. Đối với các nhà cung cấp mới, đây là cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng, cũng như tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác hội chợ triển lãm còn là nơi tập trung cả người bán và người mua. Tất cả khách viếng thăm và các nhà xuất khẩu trưng bày hàng hóa đều ý thức về việc tham gia triển lãm và sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mới, cũng như tìm hiểu về các sản phẩm mới như có thể nhận được phản hồi nhanh chóng và có thể kịp thời nắm bắt xu hướng của thị trường. Các vấn đề của ngành sẽ được đem ra bàn bạc và các ý kiến không chính thức được đưa ra tại các triển lãm thương mại về các chủ đề cụ thể có thể sẽ trở thành thực tiễn. Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể đánh giá mức độ cạnh tranh của công ty của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời có thể học hỏi nhằm nâng cao khả năng thành công của mình bạn trên thị trường…

Một số hội chợ triển lãm được tổ chức thường xuyên tại EU như: Triển lãm thương mại quốc tế mặt hàng quần áo phụ nữ và phụ kiện, được tổ chức tại Dusseldorf, Đức vào tháng 7 hàng năm; Hội chợ cho mặt hàng quần áo nam giới (HMD – Herrenmode Dussedorf) cũng được tổ chức ở Dusseldorf, Đức vào tháng 2 hàng năm. Triển lãm thời trang quốc tế Copenhagen diễn ra hai lần trong năm vào tháng 2 và tháng 8 tại Copenhagen, Đan Mạch.

Với những cách thức tiếp cận trên đến có thể coi đây là liều thuốc tăng lực tốt cho các nhà xuất khẩu hàng dệt may sang EU để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ. Từ đó một mặt giúp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường khó tính nhưng nhiều tiềm năng này, mặt khác giúp các nhà xuất khẩu tiến dần đến bán sản phẩm của chính mình, dần dần thoát khỏi “phận”  làm gia công và nâng cao giá trị kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu!


Lượt xem: 208

Thống kê truy cập

Đang truy cập:507

Tổng truy cập: 18556450