Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm

2017-03-22 16:42:00.0

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) sang các thị trường mới gặp khó khăn, các thị trường có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang vấp phải những rào cản phi thuế quan, những thị trường truyền thống và có vị trí gần với nước ta như Trung Quốc cần được khai thác hiệu quả hơn nữa.

 

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) sang các thị trường mới gặp khó khăn, các thị trường có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang vấp phải những rào cản phi thuế quan, những thị trường truyền thống và có vị trí gần với nước ta như Trung Quốc cần được khai thác hiệu quả hơn nữa.

 

Trung Quốc là một trong những thị trường mà Việt Nam duy trì kim ngạch XK tương đối đều đặn thời gian qua. Theo thống kê của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 11,35 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch XK đạt 3,3 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 8,04 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, thời gian qua, bất chấp những khó khăn của tình hình XK nói chung, kim ngạch XK từ nước ta sang thị trường Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng đều đặn ở mức tương đối cao. Năm 2016, mức tăng trưởng kim ngạch XK sang thị trường này đạt 32,5% và vẫn tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu năm 2017. Tốc độ tăng trưởng XK nhanh hơn nhập khẩu cũng góp phần giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc.

 

Cơ cấu hàng hóa XK sang Trung Quốc khá đa dạng khi số lượng mặt hàng vẫn được duy trì ở con số 40. Trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống của nước ta như châu Âu, Nhật Bản chưa phục hồi; việc mở rộng các thị trường XK mới còn gặp nhiều khó khăn, Trung Quốc được đánh giá là thị trường thay thế tiềm năng bởi nhu cầu lớn đối với các sản phẩm XK mà Việt Nam có thế mạnh như nông - thủy sản…

 

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, 70% kim ngạch XK sản phẩm rau quả của Việt Nam hiện nay là sang thị trường Trung Quốc. Không chỉ có nhu cầu lớn, đa dạng về sản phẩm, so với những thị trường như Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Chưa kể, với khoảng cách gần, doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều chi phí vận chuyển hay bảo quản mà các sản phẩm rau quả vẫn giữ được hương vị tươi ngon.

 

Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của con tôm Việt, đặc biệt là tôm sú đông lạnh. Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, XK tôm sang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng.

 

Mặc dù khá dễ tính nhưng phải khẳng định, sự đa dạng nguồn cung hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc, cùng với yêu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng lên sẽ khiến các sản phẩm Việt Nam sang quốc gia này không đơn giản. Đơn cử, với mặt hàng gạo, năm 2017, Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) chỉ đồng ý cho phép 22 doanh nghiệp của Việt Nam bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc.

 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm, doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu về các quy định nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc với các hàng hóa để có kế hoạch hợp tác, giao dịch với đối tác Trung Quốc, đặc biệt là những sản phẩm như thực phẩm, nông - thủy sản vì đây là những sản phẩm chịu kiểm soát ngặt nghèo về kiểm dịch.

 

Hai tháng đầu năm, kim ngạch XK các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 826 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 229 triệu USD, tăng tới 108,3%; giày dép đạt 175 triệu USD, tăng 33%; gỗ tăng 65,1%, đạt 162 triệu USD; thủy sản tăng 18,8%, đạt 88 triệu USD…


Lượt xem: 175

Thống kê truy cập

Đang truy cập:459

Tổng truy cập: 18631396