Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tăng cường công tác quản lý, kiểm sóat tiền chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2017-07-17 08:09:00.0

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin phát hiện các “Xưởng sản xuất ma túy” tại một số tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Qua khám xét tại các xưởng sản xuất, lực lượng công an đã thu giữ được các hóa chất, tiền chất công nghiệp phục vụ cho việc sản xuất ma túy tổng hợp.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin phát hiện các “Xưởng sản xuất ma túy” tại một số tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Qua khám xét tại các xưởng sản xuất, lực lượng công an đã thu giữ được các hóa chất, tiền chất công nghiệp phục vụ cho việc sản xuất ma túy tổng hợp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương theo Công văn số 5038/BCT-HC ngày 08/6/2016 về việc tăng cường quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp đồng thời nhằm phòng, chống việc sử dụng tiền chất công nghiệp vào mục đích sản xuất ma túy tổng hợp; Sở Công Thương Bình Dương đã có Công văn số 963/SCT-KTAT ngày 04/7/2017 về việc đôn đốc, nhắc nhở các các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiền chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung trong công tác quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP và Thông tư số 42/2013/TT-BCT, cụ thể như sau:

1. Đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất:

a. Thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

b. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề nghị xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý và sử dụng tiền chất nhập khẩu theo đúng mục đích và theo các quy định của pháp luật có liên quan;

c. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thống kê số lượng, chủng loại tiền chất thực nhập, thực xuất, mục đích sử dụng với Bộ Công Thương, đồng thời gửi Bộ Công an để theo dõi;

c. Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 7  Thông tư 42/2013/TT-BCT trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm;

d. Trong quá trình hoạt động nếu phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất công nghiệp, phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý.

2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp:

a. Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Trong quá trình kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải xuất trình được các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện kinh doanh hóa chất;

b. Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và nhãn của tiền chất; có thông tin đầy đủ về khách hàng theo quy định tại Thông tư này. Có trách nhiệm thông báo cho người mua về mức độ nguy hiểm của tiền chất, về việc phòng ngừa thất thoát tiền chất để điều chế, sản xuất chất ma túy;

c. Trong quá trình hoạt động nếu phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất công nghiệp phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý;

d. Kiểm kê, lập báo cáo tình hình kinh doanh gửi Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư 42/2013/TT-BCT trước ngày 10 tháng 6 và trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

3. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp:

a. Sử dụng tiền chất công nghiệp đúng mục đích;

b. Lập sổ theo dõi việc sử dụng tiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa khác. Sổ theo dõi tiền chất gồm các thông tin: Tên đầy đủ của khách hàng; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại; số fax; tên tiền chất; số lượng mua; nồng độ hoặc hàm lượng sử dụng; số lượng tồn kho; mục đích sử dụng;

c. Chứng từ, hóa đơn hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;

d. Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức tiêu hao tiền chất trên một đơn vị sản phẩm;

e. Tổ chức, cá nhân phải có bản cam kết không để thất thoát tiền chất trong quá trình sử dụng vào điều chế chất ma túy và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất;

g. Báo cáo tình hình sử dụng tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 7  Thông tư 42/2013/TT-BCT trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ tiền chất công nghiệp cần phải kiểm soát một cách nghiêm ngặt

4. Giao, nhận tiền chất công nghiệp:

a. Khi giao, nhận tiền chất công nghiệp, bên giao và bên nhận phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu tên, nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lô hàng, hạn sử dụng của tiền chất.

b. Người nhận hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền nhận hàng và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại tiền chất trong quá trình vận chuyển, giao đầy đủ cho người có trách nhiệm trực tiếp sử dụng và quản lý.

c. Sau khi thực hiện giao, nhận tiền chất, hai bên giao, nhận phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho.

5. Tồn trữ tiền chất công nghiệp

a. Tiền chất công nghiệp tồn trữ phải được bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan;

b. Kho tồn trữ tiền chất công nghiệp phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy, có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm và thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của tiền chất;

c. Phải có trang thiết bị giám sát an toàn hoặc các trang thiết bị cần thiết làm giảm đặc tính nguy hiểm của tiền chất công nghiệp như thông gió, điều chỉnh nhiệt độ, chống nắng, chống cháy, chống lửa, chống ẩm, chống sét, chống tĩnh điện;

d. Các tiền chất công nghiệp tồn trữ phải có nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn. Nhãn tiền chất phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học trong suốt quá trình tồn tại của tiền chất;

e. Có sổ ghi chép riêng về số liệu xuất kho, nhập kho, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp, không ghi chung với hàng hóa, vật tư khác. Trong quá trình tồn trữ, phải thực hiện các biện pháp cần thiết tránh làm mất hoặc thất thoát tiền chất. Trường hợp phát hiện mất hoặc thất thoát tiền chất phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý;

g. Báo cáo tình hình tồn trữ tiền chất gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 42/2013/TT-BCT trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Nội dung Công văn số 963/SCT-KTAT


Lượt xem: 323

Thống kê truy cập

Đang truy cập:407

Tổng truy cập: 18647183