Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

2018-04-23 11:04:00.0

Tác động tiềm tàng của CPTPP được so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12) đối với Việt Nam. Kết quả mô phỏng của chúng tôi cho thấy một số tác động chính của CPTPP như sau:

Tác động tiềm tàng của CPTPP được so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12) đối với Việt Nam. Kết quả mô phỏng của chúng tôi cho thấy một số tác động chính của CPTPP như sau:

• Sản lượng: So với kịch bản cơ sở và năm gốc (2011), tính đến năm 2030, theo các giả định thận trọng, GDP của Việt Nam ước tính sẽ tăng 1,1%, so với mức tăng 0,4% của RCEP và 3,6% của TPP-12. Nếu giả định mức tăng năng suất vừa phải, tăng trưởng GDP ước tính lên tới 3,5% so với 6,6% của TPP-12 và 1% của RCEP.

 • Xuất nhập khẩu: Với CPTPP, xuất khẩu dự báo sẽ tăng thêm 4,2%; nhập khẩu tăng thêm 5,3% và sẽ tăng cao hơn lần lượt ở các mức 6,9% và 7,6% với kịch bản có năng suất tăng.

• Thuế xuất nhập khẩu: Với CPTPP, mức thuế xuất nhập khẩu bình quân gia quyền áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%.

• Hàng rào phi thuế quan (HRPTQ): Những HRPTQ áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP dự kiến sẽ giảm bình quân 3,6 điểm phần trăm tính tương đương thuế quan theo giá hàng (ad-valorem).

• Tác động theo ngành: Với CPTPP, mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; hóa chất, sản phẩm da và nhựa; thiết bị, phương tiện vận tải; máy móc, thiết bị khác. Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả các ngành.

Tác động phân bổ thu nhập: Đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày so với kịch bản cơ sở. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi, nhưng mức lợi ích đạt được sẽ cao hơn ở nhóm lao động trình độ cao thuộc tốp 60% nhóm phân bổ thu nhập cao nhất. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ lợi ích từ hiệp định.

Những nước tham gia ký kết của từng hiệp định Hiệp định TPP ban đầu gồm 12 nền kinh tế tham gia đàm phán ở ba châu lục là Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại dương (Ôtxtrâylia). Về phía Châu Mỹ, các nước tham gia có các nước thành viên hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA (Mỹ, Canađa, Mêhicô), cùng với Pêru và Chilê. Nền kinh tế lớn nhất trong TPP ở Châu Á là Nhật Bản, tiếp đến là Malaixia, Việt Nam, Singapo, Brunây. Đầu năm 2017, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất trong khối TPP, chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định. Những nước còn lại mở lại các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm cố gắng duy trì những mục tiêu đầy tham vọng của hiệp định TPP-12 ban đầu. Trong khi đó, hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do (được khởi xướng giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN gồm Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Myanma, Philipin, Singapo, Thái Lan, Việt Nam) và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Ốtxtrâylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân).

Tác động đối với toàn nền kinh tế và từng ngành Thay đổi các nước tham gia hiệp định và việc áp dụng các mức cắt giảm thuế quan, lợi ích kinh tế của Việt Nam nhờ hội nhập sẽ đạt mức cao nhất trong trường hợp TPP-12. Lợi ích dự tính đến năm 2030 sẽ là GDP tăng 3,6% so với 1,1% và 0,4% trong các trường hợp CPTPP và RCEP3 . Tác động lớn của TPP-12 chủ yếu có được do tỉ trọng lớn về thương mại quốc tế giữa các đối tác, vì năm 2017 Mỹ chiếm tới 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nên cũng có mức giảm lớn nhất về rào cản thương mại

Tác động kinh tế vĩ mô của các hiệp định FTA tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở)

Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức để tối đa hóa lợi ích từ CPTPP

Nguồn: WB

Mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Với việc Mỹ không có mặt trong CPTPP, lợi ích của Việt Nam có thể ít đi so với TPP trước đó, ví dụ GDP chỉ tăng thêm 1,32% thay vì 6,7%, xuất khẩu tăng thêm 4% thay vì 15%.

Mặc dù được đánh giá là đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn, WB cho rằng, hiệp định CPTPP sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thị trường xuất khẩu.

Theo đó, CPTPP được ký kết sẽ giúp xuất khẩu tăng thêm 4,2%; nhập khẩu tăng thêm 5,3% và sẽ tăng cao hơn lần lượt ở các mức 6,9% và 7,6% với kịch bản có năng suất tăng.

Thay đổi theo ngành trong TPP12 so với kịch bản cơ sở, (tỷ)

Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức để tối đa hóa lợi ích từ CPTPP 1

Nguồn: WB

Trong trường hợp TPP-12, những ngành tập trung phần lớn lợi ích là:

 i) may mặc, hàng da,

ii) dệt may; chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất của hai ngành này sẽ tăng gần 100 triệu US$ tính đến năm 2030 so với kịch bản cơ sở.

Đúng như dự tính, trong trường hợp CTPPP và RCEP, sản lượng và xuất khẩu dự kiến sẽ giảm. Những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp CPTPP là:

 i) thực phẩm, đồ uống, thuốc lá;

 ii) may mặc, hàng da;

iii) dệt may; trong khi thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ là những ngành hưởng lợi nhiều nhất trong RCEP.

Trong trường hợp CPTPP, sản lượng của một số ngành dịch vụ sẽ tăng. Nguồn cầu tăng do kinh tế tăng trưởng cao hơn và thu nhập tăng, cũng như mức cầu cao về các dịch vụ liên quan đến thương mại như vận tải, tài chính và các dịch vụ kinh doanh khác.

Tác động chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại

 Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 4,32% hàng năm, và thị trường xuất khẩu được đa dạng hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 sẽ đạt 311,1 tỉ US$ so với mức ước tính 179,5 tỉ US$ theo mô phỏng của năm 2017.

Tỉ trọng theo quốc gia của hàng xuất khẩu của Việt Nam lớn nhất tính đến năm 2030 là Mỹ, chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Trung Quốc với 13,2%. Tính theo khối, những nước thuộc nhóm thành viên RCEP sẽ chiếm 21,9%4 , Liên minh châu Âu là 16,7% và các nước thành viên chung TPP-RCEP là 14,8%5 . Quy mô xuất khẩu trong các hiệp định FTA sẽ tăng lên. Ví dụ, trong trường hợp CPTPP tính đến năm 2030, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 13,1 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở. Tương tự, xuất khẩu trong TPP và RCEP sẽ tăng tương ứng 59,2 tỉ US$ và 11,2 tỉ US$.

Các hiệp định FTA thường có xu hướng làm tăng xuất khẩu sang các nước ký kết hiệp định. Ví dụ, trong CPTPP, tính đến năm 2030, xuất khẩu sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ US$, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP sẽ tăng ở các ngành: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, hàng da và dệt may, để tính chung các ngành này sẽ tăng xuất khẩu lần lượt được 10,1, 6,9 và 0,5 tỉ US$. Ngược lại, những ngành xuất khẩu có mức giảm ròng lớn nhất sẽ là: nông nghiệp (- 1,6 tỉ US$), sản xuất công nghiệp khác (- 1,2 tỉ US$), thiết bị điện (- 0,5 tỉ US$), kim loại (- 0,4 tỉ US$), chủ yếu xuất khẩu sang nhóm các nước RCEP khác và Trung Quốc. Trong CPTPP, danh mục xuất khẩu giữa các ngành sẽ tập trung nhiều vào may mặc, hàng da và thực phẩm, đồ uống, thuốc lá với tỉ trọng xuất khẩu tăng lên lần lượt 22,6% và 13,6%, hay tăng 1,3 và 2,8 điểm %. Trong trường hợp TPP-12, tính đến năm 2030, Mỹ sẽ tăng gấp đôi tỉ trọng nhập hàng xuất khẩu từ Việt Nam lên mức 37%, với mức tăng tuyệt đối 83 tỉ US$. Tương tự, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang các nước TPP-12 khác ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ”thêm 11 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở.

Ngược lại, xuất khẩu sẽ giảm đối với Trung Quốc (- 8 tỉ US$), các nước thành viên RCEP khác (- 13 tỉ US$), EU (- 8 tỉ US$), các nước khác trên thế giới (- 7 tỉ $). Trong trường hợp TPP-12, danh mục xuất khẩu giữa các ngành sẽ tập trung ưu tiên ngành may mặc, hàng da khi ngành này tăng tỉ trọng trong tổng xuất khẩu thêm 14,7 điểm %, từ 21,3% lên 36% trên tổng mức xuất khẩu. Tính đến năm 2030, mức tăng tỉ trọng xuất khẩu này sẽ tương đương với tăng 54,4 tỉ US$ xuất khẩu đối với ngành may mặc, hàng da. Dù tăng thấp hơn nhưng ngành dệt may cũng sẽ đạt 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, so với 7,9% của kịch bản cơ sở. Trong trường hợp TPP-12, tính đến năm 2030, ngành dệt may sẽ có mức tăng 15 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở.

Tác động giảm nghèo và phân bổ Ở cấp độ ngành, giảm rào cản thương mại và tăng tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu là những yếu tố dẫn đến tăng lợi ích kinh tế của từng hiệp định FTA. Tăng trưởng ngành quyết định cầu về lao động và mức lương. Đối với một hiệp định thương mại tham vọng hơn, có tầm phủ rộng lớn hơn (TPP-12), mặc dù có mức tăng cao hơn, nhưng có xu hướng làm tăng mức lương của lao động có kỹ năng và tập trung lợi ích vào những phân khúc dân cư có trình độ học vấn cao và giàu có hơn. Tính đến năm 2030, theo kịch bản TPP-12, thu nhập hộ gia đình đối với nhóm thu nhập cao nhất sẽ tăng 8% : 5,8 điểm % tăng cao hơn so với các hộ ở nhóm thu nhập nghèo nhất. Mức chênh lệch phần trăm này theo kịch bản CPTPP và RCEP lần lượt là 2 và 1 điểm %. Do vậy, CPTPP và RCEP có lợi hơn cho người nghèo xét về mặt tương đối, nhưng tổng mức tăng thu nhập sẽ thấp hơn nhiều. Ngân hàng Thế giới đã công bố một bộ các mức chuẩn nghèo bổ sung là 3,20 $/ngày PPP đối với nước thu nhập trung bình thấp và 5,50 $/ngày PPP đối với nước thu nhập trung bình cao. Trong bối cảnh dự báo triển vọng tương lai của báo cáo này, và do Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao theo xu hướng hiện nay.

Nhìn chung, các hiệp định thương mại tạo ra nhiều cơ hội nhất ở những ngành mà người nghèo hiện đang làm việc nhiều nhất sẽ dẫn đến mức tăng lợi ích tương đối lớn nhất cho người nghèo. Về mặt này, CPTPP sẽ dẫn đến những kết quả giảm nghèo tích cực, dù còn ở mức khiêm tốn. Tính đến các năm 2025 và 2030, CPTPP sẽ giúp thoát nghèo (với mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày tương ứng cho 0,9 và 0,6 triệu người. Tác động này thấp hơn đôi chút so với kết quả mà RCEP có thể đạt được và chỉ bằng một nửa của TPP-12. Một điều dễ thấy là TPP-12 sẽ có tác động lớn nhất về giảm nghèo, do có tác động thúc đẩy tăng trưởng lớn nhất. Tính đến năm 2030, hiệp định này sẽ giúp thoát nghèo (với mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày PPP) cho 1,4 triệu người so với kịch bản cơ sở. Với mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày, chênh lệch về tác động giảm nghèo giữa các kịch bản sẽ khiêm tốn hơn, và đến năm 2025, RCEP sẽ đạt mức giảm nghèo tương đương với CPTPP. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn xa hơn tác động đối với các mức chuẩn nghèo tuyệt đối và quan tâm hơn đến tác động về phân bổ thu nhập.

 Mặc dù TPP-12 và CPTPP có những tác động tích cực lớn hơn so với RCEP, nhưng tính bình quân, hai hiệp định này vẫn cho mức tăng thu nhập tương đối cao hơn cho các đối tượng ở nhóm 60% dân số thu nhập cao so với 40% dân số thu nhập thấp.

Kết luận

Kết quả cho thấy CPTPP vẫn là một hiệp định đáng cân nhắc, mặc dù việc không còn sự tham gia của Mỹ khiến lợi ích có thể thu được sẽ giảm nhiều. Mức tăng phúc lợi có thể đạt được từ RCEP nhỏ hơn nhiều so với CPTPP hay TPP-12, nhưng vẫn là đáng kể. CPTPP có khả năng sẽ kéo theo tăng FDI và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ, dù những tác động này không được tính toán trong mô phỏng của chúng tôi vì báo cáo này chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và các luồng lưu chuyển thương mại dịch vụ hiện nay. Do vậy mức lợi ích thu được dù tương đối thấp nhưng có thể sẽ cao hơn nếu hiệp định đạt tới mức độ tham vọng lớn hơn. Trong trường hợp Việt Nam, lợi ích thu được sẽ tập trung chủ yếu vào một số ngành: Ngành may mặc sẽ có mức lợi ích nhất trong tất cả các kịch bản, ngành dệt may sẽ có mức tăng lớn hơn trong TPP, ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong CPTPP. Như dự tính, CPTPP sẽ ít hấp dẫn hơn TPP, đồng thời đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn. Tuy nhiên, hiệp định này sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thị trường xuất khẩu. Mặc dù tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong tốp 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ những lợi ích từ hiệp định.

Ngoài các vấn đề thương mại trong Hiệp định, CPTPP có thể khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm: dịch vụ tài chính, viễn thông, gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hoá, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các biện pháp SPS và TBT), các biện pháp khắc phục thương mại v.v.. CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam.

Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Đầu tư tăng nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự kiến sẽ có sự chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn của các ngành được hưởng lợi nhiều như dệt, may mặc và da để tận dụng CPTPP. Tuy nhiên, việc FDI tăng lên trong các ngành công nghiệp thượng nguồn không phải là không đi kèm chi phí, do vậy Việt Nam cần đưa ra những chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và dòng vốn FDI thân thiện với môi trường để tối ưu hóa tác động của hiệp định này.

Kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO cho thấy Việt Nam không thể tận dụng ngay lập tức lợi ích của việc gia nhập WTO để thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị cao do chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường xá, điện, cảng biển, dịch vụ hậu cần, v.v.. còn yếu kém. Các vấn đề phía sau biên giới. Những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện khả năng kết nối để hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và giữ chi phí thương mại ở mức thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài trong nước tham gia vào các GVC cần phải có khả năng di chuyển hàng hoá qua biên giới một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi cần có cả cơ sở vật chất và thể chế tốt.

Phần lớn các chi phí tuân thủ cao đều liên quan đến các hàng rào phi thuế quan. Mặc dù đã có những tiến bộ gần đây trong cải cách Hải quan và việc thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia và ASEAN, nhưng chi phí tuân thủ về thời gian và tiền bạc để thông quan hàng hoá trước và tại biên giới ở Việt Nam vẫn cao. Việc giải quyết vấn đề nút cổ chai quan trọng này sẽ giúp thực hiện các cam kết không chỉ trong khuôn khổ CPTPP mà cả trong Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại của WTO


Lượt xem: 392

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1002

Tổng truy cập: 18466134