Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tác động của Gói cam kết Bali của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

2014-07-30 20:33:00.0

Ngày 28/7/2014, tại Hà Nội hội thảo về Gói cam kết Bali của WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam được tổ chức.

Ngày 28/7/2014, tại Hà Nội hội thảo về Gói cam kết Bali của WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam được tổ chức.

Mục tiêu hội thảo nhằm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng DN hiểu rõ về nội dung của Gói cam kết này cũng như những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, 
Được biết, Sau 12 năm đàm phán trong vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha (DDA), đến ngày 07 tháng 12 năm 2013, 159 thành viên tổ chức Thương mại Thế giới tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia đã đạt được sự đồng thuận về Gói cam kết thương mại Bali. 

Gói Ba-li được xác định bao gồm 03 cấu thành chính là: Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TF); Gói cam kết nông nghiệp; và Gói cam kết phát triển.Thỏa thuận bao gồm những cam kết tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại bằng việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, dỡ bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với gói cam kết này, mục tiêu của các nước LDC là bắt buộc các nước phát triển cải thiện tiếp cận thị trường nông nghiệp, bỏ trợ cấp, và các biện pháp bóp méo thương mại đối với hàng nông nghiệp xuất khẩu từ các nước LDC. Trong quy định nêu rõ, các nước phát triển cắt giảm thuế 5% trong 5 năm. Các nước khác 10% trong vòng 10 năm, còn riêng với Việt Nam có nền kinh tế quy mô nhỏ, chúng ta không phải cắt giảm.

Về trợ cấp trong nước: Tỷ lệ cắt giảm là 80%, 70% và 55% đối với các mức trợ cấp trên 60 tỷ USD, từ 10- 60 tỷ USD và dưới 10 tỷ USD, riêng nhóm VRAM, bao gồm Việt Nam, không phải cắt giảm…

Gói cam kết Bali xoay quanh 3 vấn đề chính được đem ra thỏa thuận đó là các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp như: đảm bảo an ninh lương thực cho các nước nghèo đói, chậm phát triển bằng hình thức cho phép chính phủ các quốc gia này trợ giá hàng nông sản; ưu đãi các nước kém phát triển trong cạnh tranh xuất khẩu thông qua quy định hẹp về mở cửa thị trường hàng nông sản cho các nước phát triển và gỡ bỏ các hạn ngạch thuế quan, hải quan, rút ngắn chi phí, thời gian thông quan cho các nước kém phát triển nhằm tạo dựng cơ hội phát triển.

Về xóa bỏ trợ cấp, đối với các nước trợ cấp 10 tỷ USD thì không phải cắt giảm và Việt Nam không bị cắt giảm bởi chúng ta không hỗ trợ quá nhiều, chủ yếu chỉ hỗ trợ tín dụng.

Việt Nam là nước đang phát triển, khi Gói Bali đi vào hiện thực thị trường xuất khẩu của Việt nam sẽ thông thoáng hơn và ít gặp trở ngạị, các chính sách hỗ trợ thương mại và phát triển cũng tạo điều kiện cho Việt Nam gia tăng đầu tư và mở rộng thương mại đối với các nước thành viên của WTO khác có chung điều kiện kinh tế tương đồng./.


Lượt xem: 379

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1230

Tổng truy cập: 18466134