Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Sở Công Thương Bình Dương triển khai thực hiện nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018

2018-02-09 15:11:00.0

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP.

Điểm đặc biệt là nghị định này ban hành ngày 15/01/2018 và có hiệu lực cùng ngày. So với nghị định nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ hơn và cũng đã giải thích rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều điềm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động kinh doanh  liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (kể cả nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường).

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, kể từ ngày 15/01/2018 Sở Công Thương triển khai thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau: (1) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa; (2) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa (đối với các hoạt động Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù); (3) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó); (4) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; (5) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; (6) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; (7) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; (8) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; (9) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ)

          3. Quy trình cấp phép

Giấy phép kinh doanh:

(Áp dụng chung cho cả 10 thủ tục)

Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ

(Sau khi được cấp phép kinh doanh)

- Bước 1: Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài nộp bộ hồ sơ theo quy định

 

- Bước 2. Sở Công Thương thẩm định hồ sơ, nếu hợp lệ Sở có văn bản gửi Bộ Công Thương hoặc bộ chuyên ngành có ý kiến chấp thuận.

 

- Bước 3: Bộ Công Thương có ý kiến chấp thuận

 

- Bước 4. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp giấy phép kinh doanh cho Doanh nghiệp

- Bước 1: Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài nộp bộ hồ sơ theo quy định.

 

- Bước 2: Công Thương thẩm định hồ sơ, gồm 2 trường hợp:

    *Trường hợp 1: Cơ sơ bán lẻ có diện tích trên 500 m2:   Sở có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất thành lập Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

     Căn cứ đề nghị của Sở Công Thương, UBND tỉnh thành lập hội đồng ENT. Căn cứ kết luận của Hội đồng ENT tổ chức thẩm định, Sở Công Thương có văn bản gửi Bộ Công Thương có ý kiến chấp thuận

     * Trường hợp 2: Cơ sở có diện tích dưới 500 m2: Sở Công Thương thẩm định hồ sơ, gửi Bộ Công Thương có ý kiến chấp thuận.

 

+ Bước 3:  Hồ Sơ hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản gửi Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Công Thương hoặc bộ chuyên ngành có ý kiến chấp thuận .

 

+ Bước 4: Bộ Công Thương có ý kiến chấp thuận

 

+ Bước 5. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp FDI.

 

Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

 

     2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

 

     3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

 

     4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Thành phần hồ sơ:

     1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

     2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

     3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

     4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

     5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Thời hạn giấy phép:

- Tương ứng với thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án.

- Thời hạn 5 năm đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ chưa được cam kết mở rộng thị trường trong các điều ước, cam kết quốc tế mà VN là thành viên.

Thời hạn giấy phép: tương ứng với thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án thành lập cơ sở bán lẻ.

Phí - lệ phí: không có quy định

 

Thời gian cấp phép:

28 ngày (không tính thời gian chuyển hồ sơ)

Thời gian cấp phép:

- 20 ngày trong trường hợp không phải thực hiện ENT.

- 58 ngày trong trường hợp thực hiện ENT.

4. Quy định chuyển tiếp

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện các hoạt động này theo hiệu lực của các giấy tờ đã được cấp mà không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 15 và 16 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 31 và 32 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc khó, khó khăn, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên hệ Phòng Quản lý Đầu tư và Hợp tác quốc tế để được hướng dẫn cụ thể: điện thoại 0274.3826597 hoặc 0976.000079 (Hoàng); email: hoanght@binhduong.gov.vn.


Lượt xem: 216

Thống kê truy cập

Đang truy cập:494

Tổng truy cập: 18522741