Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Sau hơn 3 năm gia nhập WTO: Việt Nam nhanh chóng thích ứng với tiến trình hội nhập

2011-04-07 17:26:00.0

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) đã công bố báo cáo "Đánh giá tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO".a

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) đã công bố báo cáo "Đánh giá tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO".

Theo CIEM, gia nhập WTO, Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng với những tác động của tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hoạt động XK của Việt Nam nở rộ, góp phần thúc đẩy sản xuất, trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Năm 2010, kim ngạch XK đạt 71 tỷ USD. Kim ngạch XK không chỉ thể hiện qua con số mà còn có ý nghĩa lớn hơn qua việc thay đổi về cơ cấu, năng lực cạnh tranh và những tác động cộng hưởng khác thông qua các cấp độ cạnh tranh, từ cấp quốc gia và doanh nghiệp (DN). Hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN tham gia sâu rộng hơn vào quá trình phân công lao động toàn cầu. Tuy nhiên, vị thế thành viên WTO cũng bộc lộ rõ một số hạn chế. Hoạt động XK dễ bị "tổn thương" trước những biến động trên thị trường thế giới khi có biến động về giá, hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại... Cơ cấu hàng XK còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng thô, mặt hàng lắp ráp, gia công với giá trị gia tăng thấp. Tỷ trọng những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao tăng chậm. Khả năng chủ động nắm bắt cơ hội để thâm nhập và khai thác thị trường của DN còn hạn chế. 

Đồng thời với môi trường pháp lý ngày càng minh bạch,thông thoáng và bình đẳng cho các nhà đầu tư đã nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, đưa Việt Nam trở thành địa chỉ tiếp cận nguồn vốn ĐTNN đáng tin cậy. Năm 2010, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, lượng vốn ĐTNN suy giảm nhưng vẫn đạt 18,6 tỷ USD, được đánh giá là ấn tượng và chấp nhận được. Theo các chuyên gia, để phát huy tiềm năng, cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực từ hội nhập, Việt Nam cần nâng cao năng lực thể chế, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với cam kết hội nhập và chuẩn mực kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, cải thiện nhanh chất lượng kết cấu hạ tầng…


Lượt xem: 207

Thống kê truy cập

Đang truy cập:547

Tổng truy cập: 18491424