Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn – mực in đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2014-02-19 16:13:00.0

Ngày 08/02/2014, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 1008/QĐ-BCT về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn – mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 08/02/2014, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 1008/QĐ-BCT về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn – mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 

Mục tiêu của quy hoạch: Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sơn – mực in tương đối đồng bộ từ khâu cung ứng nguyên liệu, sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Từng bước tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường nội địa, giảm tỷ trọng nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2020, nguồn nguyên liệu trong nước có khả năng đáp ứng được 50% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành và đến năm 2030 đáp ứng 75% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành.

Ngành công nghiệp sơn – mực in phát triển theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu thay bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao. Tập trung đầu tư vào các nhóm sản phẩm có giá trị sử dụng cao, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành.

Theo Quy hoạch, sẽ mở rộng, nâng tổng công suất các cơ sở sản xuất sơn hiện có lên 400 triệu lít/năm, các cơ sở sản xuất mực in lên 30.000 tấn/năm, các cơ sở sản xuất nguyên liệu nhựa alkyd, nhựa acrylic và một số loại khác lên 160.000 tấn/năm. Đến năm 2020 sẽ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Chú trọng đầu tư các sản phẩm sơn bảo vệ và sơn tàu biển, sơn gỗ đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu; phát triển một số sản phẩm mới, thân thiện với môi trường. Nâng tổng công suất sơn các loại lên 570 triệu lít/năm, mực in các loại lên 50.000 tấn/năm. Đầu tư mới, nâng tổng công suất nguyên liệu nhựa các loại lên 230.000 tấn/năm và sản xuất một số loại dung môi hữu cơ.

Một số giải pháp và cơ chế chính sách để thực hiện Quy hoạch

* Nhóm giải pháp đột phá:
1. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
2. Giải pháp phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo chuyên ngành sơn – mực in tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, bám sát nhu cầu thực tế.
3. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

* Nhóm giải pháp dài hạn:
1. Giải pháp về thị trường: tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại để có các dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị trường.
2. Giải pháp về đầu tư: Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư có công nghệ, thiết bị lạc hậu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
3. Giải pháp bảo vệ môi trường: Ưu tiên phát triển các dự án áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, ít chất thải, tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu và tái sử dụng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

* Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách:
1. Chính sách xúc tiến đầu tư: Công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ để nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp.
2. Chính sách về tài chính
3. Chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng./.
 


Lượt xem: 489

Thống kê truy cập

Đang truy cập:485

Tổng truy cập: 18636026