Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt – Đức ngày càng phát triển

2014-10-17 23:29:00.0

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức ngày càng phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hiện Đức là đối tác kinh tế châu Âu hàng đầu của Việt Nam. Đức vẫn giữ vai trò là nhà cung cấp hàng hóa lớn cho thị trường Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đức đạt hơn 4,95 tỷ USD, đóng góp gần 2,6% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức ngày càng phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hiện Đức là đối tác kinh tế châu Âu hàng đầu của Việt Nam. Đức vẫn giữ vai trò là nhà cung cấp hàng hóa lớn cho thị trường Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đức đạt hơn 4,95 tỷ USD, đóng góp gần 2,6% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Đức 8 tháng năm nay đạt 1,63 tỷ USD, giảm 15,32% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 28,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn khối EU.

Mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường Đức 8 tháng năm 2014 gồm: Máy móc linh kiện chiếm 46,6%, trị giá 760,68 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ; dược phẩm chiếm 7,67%, với 125,53 triệu USD, tăng 29,43%; sản phẩm hóa chất chiếm 5,7%, với 93,25 triệu USD, tăng 22,24%; linh kiện phụ tùng ô tô chiếm 2,27%, với 47,88 triệu USD, tăng 105,06%.

Hàng hóa nhập khẩu từ Đức 8 tháng năm 2014 đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Nguyên phụ liệu thuốc lá (+665%), dây điện và dây cáp điện (+250,9%), linh kiện phụ tùng ô tô (+105,06%), gỗ và sản phẩm gỗ (+93,52%), Thức ăn gia súc và nguyên liệu (+87,64%), sắt thép (+64%).

Tính đến nay, có khoảng hơn 300 DN Đức đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn FDI khoảng 1,3 tỷ USD. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, Đức đang có 236 lượt dự án FDI ở Việt Nam, xếp thứ 22 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

So với các đối tác đầu tư khác của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản … thì các con số nói trên không quá lớn. Nhưng điểm đáng kể tới là có nhiều thương hiệu tên tuổi với công nghệ hiện đại của Đức như Mercedes Benz, Siemens, Bosch, Adidas, Xella… đã xây dựng cơ sở ở Việt Nam. Đồng thời, nhiều công ty lớn của Đức cũng đang muốn tìm thị trường mới thay thế Trung Quốc.

Đức cũng là một trong những nước viện trợ ODA nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. ODA của Đức tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững; Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải; Y tế, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống HIV/AIDS.

Về phía Việt Nam, các DN có vốn đầu tư trực tiếp sang Đức còn hạn chế do khó khăn về vốn và rào cản thương mại. Hiện một số DN Việt Nam đã bắt đầu có sự hiện diện ở Đức, như FPT, Vietinbank đã tạo cơ sở thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Đức.

Một yếu tố thuận lợi mà các nhà đầu tư Việt Nam có thể được hưởng đó là cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra ở Đức, do đó sẽ có sự chuyển đổi giữa các ngành thế mạnh truyền thống tại đất nước này. Một quốc gia sẵn có cơ sở sản xuất hùng mạnh, đi đầu về công nghệ và lực lượng lao động có tay nghề cao như Đức sẽ là đích đến tiềm năng cho các nhà đầu tư Việt Nam.


Lượt xem: 178

Thống kê truy cập

Đang truy cập:684

Tổng truy cập: 18449760