Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Nghị định Chính Phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

2010-11-17 17:05:00.0

Thực hiện đổi mới các quy chế, quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu gạo cũng như tạo sự thuận tiện trong quản lý nhà nước đối với ngành kinh doanh này, vừa qua Chính phủ đã có Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 “Về kinh doanh xuất khẩu gạo”.

Thực hiện đổi mới các quy chế, quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu gạo cũng như tạo sự thuận tiện trong quản lý nhà nước đối với ngành kinh doanh này, vừa qua Chính phủ đã có Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 “Về kinh doanh xuất khẩu gạo”.

Đối tượng, phạm vi áp dụng của Nghị định bao gồm:

I. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là gạo).

2. Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

II. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Một số nhiệm vụ của của Bộ Công Thương và UBND tỉnh, thành phố trong việc triển khai Nghị định:

1. Bộ Công thương

a) Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, tiến hành đàm phán với các nước có nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thoả thuận về xuất khẩu gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài.

b) Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tổ chức hệ thống thu mua, phân phối gạo và bảo đảm bình ổn thị trường tiêu dùng nội địa; kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo hàng hoá theo quy định tại Nghị định này.

Khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức quy định theo pháp luật hiện hành, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về bình ổn giá mặt hàng gạo và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ngay gạo dự trữ lưu thông bổ sung vào nguồn cung ứng thị trường trong nước.

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp các chi phí phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nghị định gồm 6 chương với nội dung các chương như sau:

I. Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
II. Chương II: ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
III. Chương III: ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO
IV. Chương IV:  TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
V. Chương V: VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM 
VI. Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Đề nghị các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực có liên quan theo dõi và thực hiện đúng theo Nghị định. Nội dung toàn văn của Nghị định có thể tải về tại địa chỉ: 
http://www.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/ND109CP.PDF?id=102742


Lượt xem: 384

Thống kê truy cập

Đang truy cập:496

Tổng truy cập: 18514450