Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Ngành logistics phát triển theo tiến trình hội nhập

2016-06-09 16:38:00.0

Ngành logistics có vị trí, vai trò đối với phát triển kinh tế đất nước, hội nhập kinh tế thế giới là rất quan trọng, nhưng Việt Nam lại chưa có chiến lược quốc gia để logistics phát triển.

Vì vậy, thời gian qua ngành logistics vẫn phát triển tự phát, nảy sinh nhiều bất cập, khiến chi phí dịch vụ logistics luôn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giải pháp đang được đặt ra là phải làm gì để đưa ngành logistics phát triển và theo kịp với các nước trên thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành logistics hiện đang phát triển thiếu chuyên nghiệp. Nhận thức về logistics trong xã hội chưa cao nên các doanh nghiệp sản xuất cũng không mặn mà tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng, ...

Thị trường logistics Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP; Trong đó, vận tải chiếm 50 – 60%. Tốc độ tăng trưởng lượng hàng xuất, nhập khẩu khá cao (20%/năm). Đây là nguyên nhân trực tiếp tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển của ngành logistics Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đều thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực quản trị, vốn và việc áp dụng công nghệ còn nhiều hạn chế. Trong khi đó nhà nước chưa có một chiến lược cụ thể dành cho lĩnh vực này phát triển xứng tầm với đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm logistics trên cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam; trong đó, tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ. Đồng thời, tổ chức và hoạt động theo mô hình logistics bên thứ 3 (3PL - cung cấp dịch vụ logistics trọn gói) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Đồng thời, từng bước triển khai mô hình logistics bên thứ 4 (4PL - tích hợp thêm các dịch vụ gia tăng giá trị khác) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 24 - 25%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%. Tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%, giảm thiểu chi phí logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%.

Hiện tại, thị trường logistics đang chiếm khoảng 25% GDP. Việt Nam lại đang tham gia vào các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Riêng lượng hàng xuất nhập khẩu qua các cảng biển Việt Nam năm 2015 vượt mức dự kiến, đạt 427 triệu tấn (tương đương 12 triệu TEU). Tỷ trọng công-ten-nơ tăng cao hơn, mức tăng lượng hàng dần tiếp cận xu hướng thế giới, tạo điều kiện hình thành và phát triển trung tâm trung chuyển container quốc tế. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực phía Nam, đặc biệt khu vực Đông Nam bộ đã đầu tư vào lĩnh vực logistics và có định hướng phát triển rõ ràng khi cơ hội đang mở ra.


Lượt xem: 483

Thống kê truy cập

Đang truy cập:402

Tổng truy cập: 18551982