Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Mở cửa thị trường logistics: Mừng hay lo?

2013-11-11 16:17:00.0

Diễn đàn Logistics 2013, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 15/11/2013, hứa hẹn mang lại cơ hội phát triển mới cho ngành logistics Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, vấn đề logistics được đề cập đến ở tầm vĩ mô kể từ khi Luật Thương mại ra đời vào năm 2005.

Diễn đàn Logistics 2013, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 15/11/2013, hứa hẹn mang lại cơ hội phát triển mới cho ngành logistics Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, vấn đề logistics được đề cập đến ở tầm vĩ mô kể từ khi Luật Thương mại ra đời vào năm 2005.



Lượng nhiều, chất ít

Logistics là chuỗi các hoạt động mang tính hệ thống, liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối đến tay người tiêu dùng như vận tải, kho bãi và các dịch vụ trung gian, hỗ trợ... Tuy nhiên, công tác quản lý logistics còn phân tán. Đơn cử như cơ sở hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý, xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương phụ trách, cấp C/O do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam đảm nhận, các thủ tục hải quan, thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính; liên quan đến cấp phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề kiểm dịch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế; chất lượng hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ, vấn đề về môi trường, rác thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện cả nước có hơn 1.000 DN cung cấp dịch vụ logistics, trong đó DN nội địa chiếm 80%, nhưng chỉ chiếm 20% thị phần.

Hầu hết là DN vừa và nhỏ, chủ yếu làm đại lý cho DN nước ngoài hoặc cung cấp các dịch vụ đơn giản, còn số DN có đầu tư bài bản làm các dịch vụ logistics 3PL (dịch vụ trọn gói, có giá trị gia tăng) chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các DN logistics nhà nước có lợi thế về đất đai, nhưng vẫn chưa phát huy hết vai trò. Nhiều DN vẫn tự làm từ sản xuất, xuất khẩu đến phân phối tiêu dùng nội địa mà không thuê bên thứ ba, không tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa hiện đại.

Cần giải pháp đồng bộ

Theo cam kết hội nhập WTO và Asean, đến năm 2014, các công ty logistics có 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam, nếu chúng ta không có một chiến lược tổng thể, kế hoạch phù hợp thì các DN ngành logistics trong nước sẽ gặp khó khăn.

Đề án “Quy hoạch phát triển Hệ thống trung tâm logistics và Trung tâm hội chợ triển lãm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” vừa được Bộ Công Thương xây dựng là những tín hiệu cho thấy Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đang quan tâm đến logistics. Tuy nhiên, hoạt động logistics tại Việt Nam vẫn rất cần các giải pháp cụ thể từ phía nhà quản lý và cả DN để thích nghi với sân chơi hội nhập đang đến rất gần. Bên cạnh việc cần sớm rà soát lại hệ thống văn bản để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, phải cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế…; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống cảng, các trung tâm logistics hiện đại; tạo cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và đào tạo.

Các DN logistics cũng cần tập trung đầu tư chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, liên kết phát triển để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao sức cạnh tranh. Tích cực tham gia vào hiệp hội chuyên ngành, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tương tác với cơ quan quản lý để cập nhật thông tin và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển logistics quốc gia và kế hoạch hành động cho từng giai đoạn, đặc biệt nên xem xét đến việc thành lập Ủy ban Logistics quốc gia.


Lượt xem: 354

Thống kê truy cập

Đang truy cập:369

Tổng truy cập: 18437180