Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm của Bình Dương

2011-06-14 16:53:00.0

Kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng khá ở hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhóm các mặt hàng nông sản chế biến, tăng cả về lượng và giá trị. Ước tính kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm đạt 4.105,1 triệu USD, tăng 19,5% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 3.580 triệu USD, tăng 35,1%.

Kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng khá ở hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhóm các mặt hàng nông sản chế biến, tăng cả về lượng và giá trị. Ước tính kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm đạt 4.105,1 triệu USD, tăng 19,5% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 3.580 triệu USD, tăng 35,1%.

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh gặp không ít khó khăn như lạm phát tăng cao làm cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng trung bình từ 28 - 35% so cùng kỳ. Tỷ giá, lãi suất, giá điện, giá xăng dầu, chi phí nhân công và các chi phí đầu vào khác cũng tăng đã làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tiếp tục chiếm thị phần khá trên thị trường thế giới như:

- Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu đạt 644,3 triệu USD, tăng 11,9% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15,7% tổng số. Thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật dẫn đầu về tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam, riêng thị trường Nhật Bản sức tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam vẫn ổn định. Các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh đã ký được đơn đặt hàng đến hết quý III năm 2011, điều này đã khẳng định vị thế ngành dệt may đã được nâng lên rất nhiều trên thị trường thế giới về uy tín, chất lượng và giá cả. Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm do chi phí đầu vào như nguyên vật liệu (bông, sợi, xơ), giá điện, xăng dầu, lãi suất, lương công nhân... tăng cao. Hiện nay giá bông vải nhập khẩu đang ở mức 3.423 USD/tấn. 

- Hàng giày dép đạt 375,2 triệu USD, tăng 2,7% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,1% tổng số. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Asia, Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện nay EU đã chính thức bãi bỏ thuế chống bán phá giá (10%) đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam sau 4 năm áp thuế, đây là cơ hội tốt để ngành da giày đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, doanh nghiệp da giày đã ký kết nhiều đơn hàng xuất khẩu mới với Nhật Bản, do nhu cầu của Nhật tăng mạnh sau thảm họa động đất. Giá nguyên liệu da giày cũng tăng từ 30% - 40% so cùng kỳ, cụ thể nguyên liệu da để sản xuất giày tăng từ 5 USD/m2 lên 6,5 USD/m2.

- Sản phẩm gỗ đạt 629 triệu USD, tăng 4,2% so cùng kỳ, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Từ đầu năm đến nay nhu cầu về sản phẩm gỗ trên thị trường thế giới đang có chiều hướng tăng cao và giá xuất khẩu tăng thêm từ 5-7% của từng loại sản phẩm gỗ, đặc biệt là tại các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các thị trường Trung Đông. Sự bất ổn của thị trường nguyên liệu thế giới đã làm cho giá nguyên liệu gỗ tăng trung bình từ 25% đến 35% so cùng kỳ, giá gỗ cao su nguyên liệu hiện đang ở mức 320 USD/m3, tăng 28% so cùng kỳ.

- Mủ cao su đạt 104,6 ngàn tấn, gấp 2,5 lần so cùng kỳ. Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su, tiếp theo là Ấn Độ, Malaysia, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức. Giá cao su tăng mạnh so với năm 2010, giá bình quân là 4.391 USD/tấn, tăng 66% cùng kỳ. Dự ước, giá cao su sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất săm lốp ô tô, nệm đang tăng lên ở các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU.
        


Lượt xem: 1076

Thống kê truy cập

Đang truy cập:533

Tổng truy cập: 18617332