Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Kim ngạch xuất khẩu da giày đạt trên 5 tỷ USD trong 8 tháng

2011-09-21 10:37:00.0

Ngày 20/9, Cục quản lý cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Da- Giầy Việt Nam tổ chức "Hội thảo chương trình giám sát nhập khẩu của EU đối với các loại giày mũ da xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc".

Ngày 20/9, Cục quản lý cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Da- Giầy Việt Nam tổ chức "Hội thảo chương trình giám sát nhập khẩu của EU đối với các loại giày mũ da xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc".
Từ ngày 1/4, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu chính thức không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10%. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang EU có sự thay đổi, trước khi được dỡ bỏ mức thuế CBPG 10% thì kim ngạch xuất khẩu giầy da có tăng so với trước đó. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu các loại giầy mũ da dang thị trường EU có sự thay đổi và có xu hướng giảm.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tòng Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội da giầy của Việt Nam, cho biết, trong 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt hơn 4,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu cặp túi xách đặt 841,8 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Tổng lượng xuất khẩu giày dép Việt Nam là hơn 495 triệu đôi, cặp túi xách các loại đạt hơn 115 triệu chiếc.
Hiện mức giá bán bình quân giày dép đạt 8,5 USD/đôi, tăng so với mức giá năm 2005 chỉ khoảng 5,0-5,5USD/ đôi. Riêng giầy mũ da khoảng 10 USD/đôi.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành trong các tháng gần đây đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, tháng 4 tăng hơn 13,1%, tháng 5 tăng 34,1%, tháng 6 tăng 26,1%, tháng 7 tăng 22,6% và tháng 8 tăng 17,4%. Nguyên nhân do sau khi chống bán phá giá bị dỡ bỏ thì đã có rất nhiều đơn hàng quay trở lại Việt Nam, nên lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam có tăng trưởng so với các tháng.

Trong đó, các nước EU vẫn là nước nhập khẩu giày da của Việt Nam nhiều nhất với hơn 231 triệu đôi với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,89 tỷ USD và chiếm hơn 45% tỷ trọng xuất nhập khẩu giày da Việt Nam. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu vào EU có giảm so với cùng kỳ. Mỹ là nước tiêu thụ thứ 2 với hơn 88 triệu đôi và kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 29%.

Sau khi chống bán phá giá bị dỡ bỏ thì có rất nhiều đơn hàng quay trở lại Việt Nam và có sự dịch chuyển đơn hàng từ các nước đang bị áp mức thuế chống bán phá giá. Do đó, sức mua được phục hồi, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trong đó có các sản phẩm ngành da- giày.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là sự thiếu hụt lao động, và ảnh hưởng của lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao. Do vậy, phần lớn các doanh nghiệp đã từ chối tiếp nhận thêm đơn hàng.

Ngoài ra, còn thiếu hụt khả năng tự cân đối nguyên liệu từ nguồn trong nước, hạn chế khả năng thiết kế tạo mẫu và tiếp cận thị trường, và các đơn hàng còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài.


Lượt xem: 150

Thống kê truy cập

Đang truy cập:538

Tổng truy cập: 18562416