Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Khuyến khích FDI Nhật Bản vào Việt Nam

2013-09-06 22:44:00.0

“Hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản đã, đang và sẽ mang tính hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Việt Nam không chỉ là điểm đến đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn là người bạn, người đồng hành tin cậy của nhân dân xứ sở mặt trời mọc”.

“Hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản đã, đang và sẽ mang tính hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Việt Nam không chỉ là điểm đến đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn là người bạn, người đồng hành tin cậy của nhân dân xứ sở mặt trời mọc”.


              Các diễn giả trong buổi đối thoại chính sách

GS.TS Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản, đã nhận định như vậy tại buổi lễ khai mạc Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam- Nhật Bản 2013 diễn ra sáng 5/9, tại Hà Nội.

Đây là một trong những sự kiện nổi bật trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Sự kiện thu hút gần 400 đại biểu, trong đó có các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo doanh nghiệp (DN) Việt Nam và Nhật Bản cùng lãnh đạo gần 20 tỉnh, thành địa phương Việt Nam cùng tháo gỡ khó khăn, tăng cường hợp tác kinh tế song phương.

Nhật Bản: Đối tác kinh tế hàng đầu

TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)- cho biết, sau 40 năm kể từ ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, Nhật Bản đã trở thành đối tác hợp tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện Nhật Bản là quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với số lượng các dự án FDI ngày càng tăng.

Kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam tăng khoảng 5,6 lần so với 10 năm trước, đạt 25,9 tỷ USD vào năm 2012. Hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam chủ yếu là máy móc công nghiệp, thiết bị điện, linh kiện máy móc vận tải, vải may mặc. Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam là dầu thô (chiếm 20%), tiếp theo là hàng may mặc. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng linh kiện máy móc vận chuyển, linh kiện máy móc thiết bị năm 2012 lần lượt là 1,7 tỷ USD và 1,2 tỷ USD, tăng lần lượt là 7 lần và 2 lần so với năm 2009.

Nhật Bản cũng là quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA nhiều nhất cho Việt Nam với hơn 70% nguồn vốn ODA Nhật Bản được sử dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông hay nhà máy điện.

Nhận định về quan hệ kinh tế hai nước, ông Tô Huy Rứa cho rằng, việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là điều kiện tốt, tạo nền tảng kết nối DN hai nước, cập nhật những cơ hội đầu tư, kinh doanh trao đổi văn hóa. Hai nền kinh tế đã, đang và sẽ mang tính hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với Nhật Bản và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN hai nước đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhau.

Cải cách thể chế để thu hút đầu tư

Trong năm 2011, có 234 dự án đầu tư mới của Nhật Bản được cấp phép tại Việt Nam, năm 2012, con số đó lên tới 317. Trong năm 2011, các dự án FDI của Nhật Bản chiếm 25% tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Năm 2012, con số đó tăng lên gấp đôi.

Ông Vũ Tiến Lộc  nhận định, việc Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho thị trường trong nước, cụ thể, hơn 100 công ty sản xuất của Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long đã giúp tạo công ăn việc làm cho hơn 60.000 người dân bản địa.

Liên quan đến vấn đề đầu tư của các DN Nhật Bản tại Việt Nam, ông Daisuke Hiratsuka- Phó Chủ tịch thường trực Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Nhật Bản- mong muốn nhiều hơn nữa những cải cách về thể chế , hoàn thiện cơ sở hạ tầng… của Việt Nam. Đó cũng là những yếu tố sẽ giúp Việt Nam thu hút hơn dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, với sự quan tâm lớn của DN Nhật Bản sang đầu tư, Việt Nam cần tận dụng và khai thác các cơ hội này. Cụ thể, trong thời gian tới, Việt Nam và Nhật Bản cần hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển các ngành đã chọn, đồng thời đẩy mạnh cải cách đồng bộ thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, hai nước cũng cần tập trung rà soát, đánh giá chiến lược, quy hoạch và chính sách hiện hành liên quan đến 6 ngành ưu tiên được đề ra nhằm đưa nền kinh tế hai nước ngày càng phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng, để hút hơn nữa đầu tư từ Nhật Bản, Việt  Nam cần quan tâm đến cải cách về thể chế; xây dựng hệ thống khung pháp luật để tạo sức bật cho nền kinh tế Việt Nam và xây dựng hạ tầng giao thông đô thị tốt hơn.


Lượt xem: 177

Thống kê truy cập

Đang truy cập:522

Tổng truy cập: 18379355