Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Khuyến công Bình Dương - 10 năm một chặng đường

2017-07-07 16:16:00.0

Công nghiệp Miền Đông Nam bộ trong đó có Bình Dương đang phát triển không ngừng, với những khu - cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, từ những doanh nghiệp lớn đến các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, từ những sản phẩm mang dấu ấn của khoa học, công nghệ hiện đại đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như: mây, tre đan, gốm mỹ nghệ, sơn mài, điêu khắc, chạm trỗ… các sản phẩm sản xuất được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.

Công nghiệp Miền Đông Nam bộ trong đó có Bình Dương đang phát triển không ngừng, với những khu - cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, từ những doanh nghiệp lớn đến các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, từ những sản phẩm mang dấu ấn của khoa học, công nghệ hiện đại đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như: mây, tre đan, gốm mỹ nghệ, sơn mài, điêu khắc, chạm trỗ… các sản phẩm sản xuất được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.

Phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nông thôn (CNNT)đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuất công nghiệp đặc biệt là CNNT năm sau luôn cao hơn năm trước góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tạo nguồn cung hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển CNNT đã khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp của tỉnh, số lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, được khách hàng và người tiêu dùng chấp nhận, một số mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó phát triển CNNT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng hiệu quả hơn. Về văn hóa - xã hội:Phát triển CNNT đã góp phầngiải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèotạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó phát triển CNNT góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Khôi phục một số ngành nghề, hình thành một số ngành, nghề mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Với mục tiêu xác định phát triển CNNT là một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Công tác khuyến công của tỉnh đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CNNT bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương. Qua đó, đã thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp, các địa phương và của nhân dân trong Tỉnh đã tạo ra những bước đột phá mới trong quản lý và điều hành.

Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở Công Nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 237/2005/QĐ-UBND ngày 04/11/2005 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 03/5/2006 với chức năng thực hiện công tác khuyến công và các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên các lĩnh vực đầu tư, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động khác có liên quan đến phát triển sản xuất công nghiệp và công nghiệp nông thôn.

Để phù hợp với quy định phân cấp quản lý, đến ngày 22/01/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định 09/2007/QĐ-UBND về việc bãi bỏ quyết định số 237/2005/QĐ-UBND ngày 04/11/2005 và ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 22/01/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thành lập lại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương.

Tập thể CBCC-VC Trung tâm mới thành lập và hiện tại

Nhận thức để tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các khu vực, các thành phần kinh tế, thông qua chính sách khuyến công của Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã bắt đầu hướng sự quan tâm tới việc hỗ trợ các cơ sở CNNT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng bộ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết vấn đề lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và các đối tượng dân cư đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh nhà.

Trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 36/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế các Quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh số 1717/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 và Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 07/9/2015); Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Bình Dương đến năm 2020 để hoàn thiện các văn bản quy định về khuyến công ở địa phương về công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến công trên địa bàn.

Xác định một trong những nhiệm vụ tập trung của hoạt động khuyến công là thúc đẩy các cơ sở CNNT phát triển là đòn bẩy cho phát triển công nghiệp nông thôn. Kết quả thực hiện hoạt động khuyến công trong 10 năm, kể từ khi thành lập lại Trung tâm (giai đoạn 2007-2017) vừa qua với tổng kinh phí hỗ trợ là 19.317 triệu đồng (trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 9.179 triệu đồng; kinh phí địa phương hỗ trợ 10.138 triệu đồng). Tổng vốn đối ứng của cơ sở CNNT là 95 tỷ đồng, cụ thể:

- Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 9.179 triệu đồng;

- Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 10.138 triệu đồng.

Thực hiện tổng cộng 134 đề án, kế hoạch bao gồm các chương trình sau:

- Chương trình đào tạo nghề: Đã tổ chức thực hiện 12 đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.872 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.791 triệu đồng. Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (dưới 1 năm) gắn với các cơ sở CNNT. Do các đề án đào tạo nghề đều gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở CNNT, nên hầu hết đều có việc làm ổn định sau đào tạo (tỉ lệ trung bình lao động có việc làm sao đào tạo chiếm 95%).

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp; đồng thời thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề, các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Lấy mục tiêu đào tạo là trang bị cho lao động các kỹ năng, kỹ thuật phù hợp với thực tế đầu tư trang thiết bị, công nghệ của cơ sở công nghiệp nông thôn; đảm bảo lao động sau đào tạo có khả năng tiếp cận làm việc ngay được trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Các khóa đào tạo nghề

          Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với các Viện, trường, cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động đang làm việc tại các cơ sở CNNT. Công tác đào tạo nghề, truyền nghề trong hoạt động khuyến công đã tập trung vào một số ngành, nghề chính là ưu thế của tỉnh Bình Dương như may công nghiệp, chế biến gỗ, công nghiệp chế biến, sửa chữa máy móc, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu…,các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề truyền thống như Sơn mài, gốm sứ, ... Đây được xem là chương trình được các địa phương trong tỉnh và ban ngành đánh giá cao về hiệu quả sử dụng kinh phí và hiệu quả tạo nguồn lao động qua đào tạo cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cho tiến trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Đây là một trong những chương trình được xem là thế mạnh của hoạt động khuyến công Bình Dương vào những năm 2010, sau khi Trung tâm được thành lập lại một vài năm.Chương trình nâng cao năng lực quản lý: Đã tổ chức thực hiện 29 đề án bao gồm tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý của các cơ sở CNNT, tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến chính sách khuyến công của nhà nước và thủ tục lập đề án cho các cán bộ phụ trách khuyến công, các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh với tổng số gần 1.700 người tham dự, tổng kinh phí hỗ trợ là 561 triệu đồng.

Một số hình ảnh về các Khóa đào tạo, Tập huấn, Hội thảo…

Hoạt động đã tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý của các cơ sở công nghiệp nông thôn, cán bộ làm công tác khuyến công nhằm nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý điều hành sản xuất, xây dựng thương hiệu; phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức các đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm khuyến công cho các chủ cơ sở công nghiệp nông thôn, cán bộ khuyến công, cán bộ quản lý khuyến công của Sở Công Thương, Phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố…hoạt động này giúp các cở sở công nghiệp nông thôn tìm kiếm bạn hàng, học hỏi kinh nghiệm quản lý sản xuất để các cơ sở công nghiệp nông thôn áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao về chất lượng và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phương hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, các địa phương khác, giúp các cán bộ khuyến công, quản lý nhà nước có liên quan học tập cách làm, cách quản lý của các tỉnh bạn để áp dụng vào thực tế của địa phương, tránh sai xót và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước trong việc hỗ trợ

- Chương trình xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Đây là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công sau những năm 2010. Trong giai đoạn 10 năm, đã tổ chức thực hiện 32 đề án được nhiều địa phương quan tâm phối hợp tổ chức thực hiện, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sơ sở công nghiệp nông thôn. Trong giai đoạn đã tổ chức hỗ trợứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại vào hệ thống xử lý nước thải, ứng dụng hệ thống súng phun sơn dùng cho trang trí sản phẩm đồ gỗ, cụm máy móc thiết bị trong sản xuất sơn mài,thiết bị giết mổ treo, dây chuyền sản xuất ván sàn, máy ghép gỗ cao tầng, máy sản xuất bao bì carton,máy CNC sản xuất đồ gỗ nội thất, máy sản xuất đũa tre, hệ thống sản xuất viên gỗ nén, hệ thống hút ẩm sản phẩm mây tre lá.... Hoạt động hỗ trợ ngoài tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp ở địa bàn nông thôn theo định hướng quy hoạch, lĩnh vực của địa phương mà còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ mới, phương thức quản lý mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất; giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất chất lượng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Với tổng kinh phí hỗ trợ là 5.896 triệu đồng.

Các buổi nghiệm thu, khảo sát thực tế tại các cơ sở CNNT đề nghị hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

- Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp: Thực hiện 1 đề án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Mỹ, kinh phí hỗ trợ 3.000 triệu đồng. Đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Mỹ nhằm tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có sự đấu nối chặt chẽ với các khu vực xung quanh theo đúng tiêu chuẩn hiện hành bao gồm: Giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường…tạo không gian cảnh quan sinh động, hài hòa với khu vực xung quanh. Hình thành cụm công nghiệp là điều cần thiết và thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế vĩ mô để đảm bảo sự thành công của quá trình phát triển đô thị cho toàn tỉnh Bình Dương, làm bàn đạp để hội nhập kinh tế khu vực trọng điểm phía Nam. Làm tiền đề thu hút và tập trung các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm nơi đầu tư, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát được nguồn thải của các doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra sự hình thành và phát triển cụm sản xuất sẽ đóng góp thiết thực đến sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và tạo công ăn việc làm cho phần lớn cư dân trong khu vực. Qua đó từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Bắc Tân Uyên và trên toàn tỉnh nói chung.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Mỹ

- Chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu: Thời gian qua đã thực hiện 24 đề án, trong đótổ chức 3 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh Bình Dương, kết quả có 57 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Tỉnh qua 03 đợt bình chọn (năm 2012 là 12 sp, năm 2014 là 21 sp, năm 2016 là 24 sp). Có 20 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Khu vực (năm 2012 là 6 sp; năm 2014 là 5 sp; năm 2016 là 9 sp). 03 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Quốc gia (HTX mây tre lá Ba nhất; Công ty cổ phần SX-TM Quang Minh và Công ty TNNH SX TM XNK Tuấn Linh).

Tham gia và vận động cho 50 doanh nghiệp tham gia 20 hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt đã tổ chức thành công “Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam lần V”.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình này là 2.470 triệu đồng.

 Một số hình ảnh trưng bày sản phẩm CNNT trong các kỳ Hội chợ

- Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin: Đã thực hiện 20 đề án: Thực hiện xuất bản Bản tin Công Thương 110 kỳ/110.000 cuốn;  Thường xuyên đăng tải thông tin về chính sách và hoạt động khuyến công trên website của Sở Công Thương (www.sctbinhduong.gov.vn) và wesite Trung tâm (khuyencongbinhduong.org.vn), báo Bình Dương, các chuyên đề Khuyến công trên Đài truyền hình Bình Dương… với tổng kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền giai đoạn qua là 3.232 triệu đồng.

Các hình thức tuyên truyền: Bản tin, tờ rơi, tờ gấp, website…

Các nội dung tập trung tuyên truyền về tình hình sản xuất công nghiệp địa phương, hoạt động khuyến công; phổ biến các cơ chế, chính sách mới liên quan đến công nghiệp nông thôn; các mô hình, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, kinh doanh giỏi; cung cấp thông tin về thị trường; nguồn nguyên liệu, giá cả vật tư, nguyên liệu cho sản xuất; quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp…Nhờ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền nên bước đầu đã tạo được nhận thức và đồng thuận chung của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến công đối với phát triển công nghiệp nông thôn góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện: Đã tổ chức thực hiện 16 đề án như tổ chức các đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm, xây dựng và hỗ trợ hệ thống mạng lưới cộng tác viên khuyến công; Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến công hàng năm. Kinh phí thực hiện 367 triệu đồng.

Khảo sát học tập kinh nghiệm và họp định kỳ Cộng tác viên Khuyến công

Qua hơn 10 năm triển khai và hoạt động, khuyến công Bình Dương đã đi vào ổn định và phát triển, từng bước khẳng định vai trò, vị thế của công tác khuyến công đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nhờ vận dụng khá tốt các nội dung cơ bản của Nghị định về Khuyến công. Nhiều cơ sở tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, góp phần trong việc hình thành giá trị sàn xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh (còn tiếp)


Lượt xem: 367

Thống kê truy cập

Đang truy cập:492

Tổng truy cập: 18382860