Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hướng dẫn thực hiện xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định hiện hành

2018-03-08 19:00:00.0

Nhằm triển khai thực hiện tốt quy định về xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (sau đây được gọi tắt là Biện pháp) tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Sở Công Thương Bình Dương hướng dẫn cụ thể như sau:

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Đối tượng thực hiện

Chủ Đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

2. Nội dung Biện pháp

a) Biện pháp gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất gồm:

- Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;

- Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;

- Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.

b) Nội dung Biện pháp phải phù hợp với tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân.

3. Phê duyệt Biện pháp

a) Chủ Đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

b) Tổ chức, cá nhân có thể gửi Biện pháp đề nghị Sở Công Thương Bình Dương đóng góp ý kiến trước khi ban hành Biện pháp.

 

4. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp của tổ chức, cá nhân

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

II. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

1. Tổ chức, cá nhân đã được Sở Công Thương xác nhận Biện pháp theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT thì được tiếp tục sử dụng.

2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp và ra Quyết định ban hành lại Biện pháp.

III. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Sở Công Thương sẽ định kỳ thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

Yêu cầu các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả (theo mẫu tại Phụ lục 5a Thông tư 32/2017/TT-BCT) về Sở Công Thương trước ngày 15/01 hàng năm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc vui lòng xin liên hệ Sở Công Thương Bình Dương (qua Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường) theo số điện thoại 02743.811801; 0918.144.247 hoặc email: thuanth@binhduong.gov.vn; trinhhuuthuan@gmail.com./.                           


Lượt xem: 2234

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1080

Tổng truy cập: 18466134