Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hợp tác Việt Nam – Bỉ: Những thành tựu đáng tự hào

2013-04-24 16:17:00.0

Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế việt Nam, ngài Bruno Angelet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam đã khẳng định: “Trải qua 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, những thành tựu hợp tác Việt Nam và Bỉ đã đạt được rất đáng tự hào”.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế việt Nam, ngài Bruno Angelet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam đã khẳng định: “Trải qua 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, những thành tựu hợp tác Việt Nam và Bỉ đã đạt được rất đáng tự hào”.

     Ông Bruno Angelet

Trải qua 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, ngài có thể điểm lại những kết quả hợp tác đáng ghi nhận giữa hai nước?
Có thể nói quan hệ hợp tác Việt Nam – Bỉ đã trải qua 40 năm phát triển rất tích cực và năng động. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang phát triển rất nhanh chóng. Đó chính là yếu tố thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam không chỉ với Bỉ mà còn với nhiều nước khác trên thế giới.
Theo số liệu thống kê, tính đến nay đầu tư nước ngoài của Bỉ tại Việt Nam lên tới 220 triệu USD. Các khoản đầu tư này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như công nghiệp kim cương, dịch vụ cảng, công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe, sản xuất cà phê, và chế biến ca cao…
Về hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai bên cũng đang phát triển ngày càng tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa hai nước tăng 70% trong giai đoạn từ 2003-2011, còn tính riêng trong năm 2012, giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt trên 1,5 tỷ USD. Trong đó, Bỉ chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm giày dép, dệt may và nông phẩm. Còn các mặt hàng xuất khẩu của Bỉ sang Việt Nam là hóa phẩm bao gồm dược phẩm, máy móc thiết bị và kim loại giúp cho các ngành công nghiệp của Việt Nam đạt giá trị gia tăng cao hơn.
Điều đáng mừng là hợp tác song phương Việt Nam và Bỉ đã mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, với nguồn viện trợ phát triển chính thức hàng năm trị giá 15 triệu euro, Bỉ đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ 6 của châu Âu cho Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã tiếp cận được cảng Antwerp, và trung chuyển 80% cà phê xuất khẩu sang châu Âu qua cảng này
Còn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bỉ đã cấp hơn 1.700 học bổng cho sinh viên Việt Nam theo các chương trình đào tạo đại học và sau đại học cũng như các khóa nghiên cứu và thực tập ngắn hạn. Nhiều cựu sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp tại Bỉ hiện đang đảm đương những vị trí quan trọng trong các lĩnh vực phát triển trọng yếu của Việt Nam như xây dựng, hành chính công, y tế, giáo dục, nông nghiệp... Tính đến nay đã có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại Bỉ hoặc từ các chương trình MBA của Bỉ tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng việc giao lưu phong phú nhất giữa các quốc gia chính là giao lưu về kiến thức thông qua giáo dục và đào tạo. Chúng ta tự hào với tất cả những thành tựu hai nước đã đạt được trong thời gian qua và tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ đi vào thực chất và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.
Năm 2011, sự kiện Thái tử Philippe cùng phái đoàn với khoảng 300 DN Bỉ sang Việt Nam đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Cùng với đó, có nhiều thỏa thuận giữa các DN hai bên cũng đã được ký kết trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, giáo dục, dược phẩm v.v… Xin ngài cho biết những kết quả mà hai bên đã đạt được sau một năm thực hiện các thỏa thuận đó?
Đã có rất nhiều các dự án hợp tác được kí kết trong chuyến thăm của Thái tử Philippe. Các dự án này tập trung vào 5 lĩnh vực, trong đó chú trọng vào logistic với mục đích nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển cho Việt Nam.
Điển hình trong chuyến thăm của Thái tử Philippe là thỏa thuận hợp tác trong dự án cảng Đình Vũ – liên doanh giữa DN của hai nước tại Hải Phòng. Dự án này nằm trên diện tích 900ha, trong đó phía Bỉ góp 70 triệu USD. Từ khi đưa vào sử dụng, cảng đã bốc xếp hơn 400.000 tấn hàng hóa và được coi là trạm trung chuyển hóa dầu của các tỉnh phía Bắc. Cảng đang trong quá trình mở rộng và tiếp tục thu hút những dự án quan trọng như dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone của nhà đầu tư Nhật Bản.
Một thỏa thuận nữa được kí kết trong chuyến thăm của Thái tử và được Chính phủ hai nước hết sức kỳ vọng là thỏa thuận giữa Việt Nam với đối tác gồm 3 công ty công nghệ cao của Bỉ để cung cấp một vệ tinh nhỏ tại Việt Nam. Tôi hy vọng thời gian tới, chúng ta có thể tiến hành những công nghệ cần thiết cho vệ tinh.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến dự án nạo vét luồng Soài Rạp - cửa ngõ chính góp phần trong sự phát triển kinh tế của khu vực không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, vừa qua, tàu Uilenspiegel của Bỉ đã tới cảng Sài Gòn để nghiên cứu nạo vét luồng Soài Rạp đón tàu có trọng tải lớn đến 70.000 tấn vào thành phố. Trước tiên, tàu sẽ ra đầu luồng Soài Rạp (cách cụm cảng Hiệp Phước khoảng 54km) nạo vét theo hướng trở vào. Song song đó, các tàu nhỏ của Việt Nam cũng nạo vét từ bên trong trở ra vùng cửa biển (cách cụm cảng Hiệp Phước 30km). Sau đó chiếc tàu “khủng” này sẽ vào tận cụm cảng Hiệp Phước để nạo vét và vòng ngược trở ra để hiệu chỉnh việc nạo vét luồng đạt đến độ sâu, bề rộng theo thiết kế. Dự kiến đến cuối tháng 4/2014 khi việc nạo vét luồng Soài Rạp sâu đến 9,5m (phần 1, giai đoạn 2) thì tàu biển tải trọng lớn đến 50.000 tấn có thể vào cụm cảng Hiệp Phước.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc mô hình phù hợp để đưa tàu qua lại giữa Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long nhờ sự hỗ trợcủa các kỹ sư Bỉ. Chúng tôi sẽcử các kỹ sư đến Việt Nam để thựchiện các nghiên cứu này.Đây sẽ là một dự án quan trọng bởi đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp 10% GDP của Việt Nam, chủ yếu là trong lĩnh vực thủy sản.
Theo Đại sứ, Việt Nam và Bỉ cần làm gì để thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và thực chất hơn?
Việt Nam và Bỉ cần có kế hoạch hành động cụ thể. Tất cả các dự án, thỏa thuận giữa hai nước cần đi vào triển khai, cụ thể là gói hỗ trợ trị giá 60 triệu euro của Bỉ dành cho Việt Nam để cải thiện lĩnh vực nước, vệ sinh môi trường và quản lý nhà nước. Trong đó có 3 tỉnh được tập trung đầu tư phát triển là Ninh Thuận, Bình Thuận và Hà Tĩnh.
Ngoài ra, hợp tác về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng cần được mở rộng vì đây là những lĩnh vực ưu tiên chung của hai bên trong tương lai. Vì vậy, trong thời gian tới, Bỉ cũng sẽ tăng thêm học bổng cho sinh viên Việt Nam.
Chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai sáng lạn cho tiềm năng phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng để đạt được tiềm năng đó triệt để, còn một vài thách thức phía trước. Để Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, lĩnh vực ngân hàng cần phải ổn định hơn, các DN nhà nước cần làm việc có hiệu quả hơn và khu vực tư nhân có khả năng và nhiều “đất” để đầu tư kinh doanh hơn.
Tôi cũng hi vọng rằng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Âu sẽ được thực hiện qua các cảng biển và sân bay của Bỉ nhiều hơn trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, cánh cửa chính cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu là Bỉ với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển tốt./.
Vâng, xin trân trọng cám ơn Đại sứ!


Lượt xem: 506

Thống kê truy cập

Đang truy cập:603

Tổng truy cập: 18476402