Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hội thảo “Triển khai quy hoạch điện VIII – Những thách thức và gợi ý chính sách”

2023-08-18 15:07:00.0

Hội thảo “Triển khai quy hoạch điện VIII – Những thách thức và gợi ý chính sách”

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Ngày 17/8/2023, tại Hội trường Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức Hội thảo “ Triển khai Quy hoạch điện VIII - Những thách thức và gợi ý chính sách”. Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Trường Thi - Phó Giám đốc Sở Công Thương đến tham dự Hội thảo nhằm thảo luận chia sẽ các cơ hội phát triển, các thiết bị, công nghệ tiên tiến, giải pháp về vốn, các chuổi sản xuất và cung ứng dịch vụ cần thiết cho sự phát triển các dự án điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Nhiệm vụ chính của Quy hoạch điện VIII là đảm bảo cấp điện tin cậy ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới phát thải ròng khí nhà kính bằng không (zero cac bon) vào năm 2050. Với nhiều nội dung quan trọng được đặt ra tại Hội thảo như:

     Hội thảo được tổ chức với 3 phiên (phiên 1: Nhận diện thách thức đối với nhà đầu tư nguồn và lưới điện; phên 2: Những dự án quan trọng, ưu tiên và chính sách, giải pháp triển khai của Nhà nước; phiên 3: Chính sách, giải pháp về vốn, công nghệ và chuỗi cung ứng dịch vụ)

         Tại buổi hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đề ra nhiều gợi ý cho những chính sách và thách thức trong Quy hoạch điện VIII như:

         Thứ nhất: Ngành điện đang trải qua giai đoạn suy giảm nhanh về khả năng cung cấp nhiên liệu/năng lượng sơ cấp trong nước cho các dự án nguồn điện lớn.

         Thứ hai: Nhiều dự án nguồn điện lớn đã và đang được triển khai chậm tiến độ theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến nguồn cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia.

         Thứ ba: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nguồn điện theo hướng xanh, sạch, phát triển bền vửng, nhưng còn nhiều thách thức do thiếu các quy định pháp lý cần thiết.

         Thứ tư: Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng công nghệ - tài chính cho phát triển năng lượng tái tạo đang gây những hệ lụy cho nhà đầu tư; vận hành hệ thống điện đang gặp khó khăn khi hệ thống lưới điện chưa đủ điều kiện hấp thụ hết công suất của nguồn năng lượng tái tạo.

         Thứ năm: Cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính của ngành điện về đảm bảo an ninh cung cấp điện, đang bị mất cân đối thiếu nguồn điện.

          Thứ sáu: Khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư các dự án đang gặp nhiều khó khăn…

          Sau buổi Hội thảo, Ban tổ chức cho biết, sẽ tổng hợp đầy đủ các bài tham luận, phản biện, kiến nghị đề xuất, để kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét, ban hành các quy định phù hợp, cũng như các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VIII với mục tiêu triển khai các dự án điện, năng lượng đảm bảo tiến độ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.

 

                                                                           


Trung Hiếu – P.QLNL&KTAT

Lượt xem: 4574

Thống kê truy cập

Đang truy cập:361

Tổng truy cập: 18594867