Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hội thảo Gói cam kết Bali của WTO – Cơ hội và Thách thức đối với Việt Nam

2014-08-01 20:32:00.0

Tiếp nối Hội thảo tại Hà Nội ngày 28/7/2014, Bộ Công Thương đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo về Gói cam kết Bali của WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/7/2014.

Tiếp nối Hội thảo tại Hà Nội ngày 28/7/2014, Bộ Công Thương đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo về Gói cam kết Bali của WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/7/2014.


 
Tham dự Hội thảo có ông Ngô Chung Khánh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại (CSTM) đa biên – Bộ Công Thương; ông Trần Bá Cường – Hàm Trưởng phòng WTO, Vụ CSTM đa biên – Bộ Công Thương; ông Ngô Minh Tuấn – Trưởng phòng – Cục giám sát và quản lý Hải quan – Tổng Cục Hải quan; ông Ngô Duy Hải – Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT; ông Trần Ngọc Liêm – Phó giám đốc chi nhánh VCCI Tp. Hồ Chí Minh và ông Nathan P.Lane – Viên chức kinh tế - Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu hội thảo nhằm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng DN hiểu rõ về nội dung của Gói cam kết này cũng như những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Sau 12 năm đàm phán vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha (DDA), đến ngày 07 tháng 12 năm 2013, 159 thành viên tổ chức Thương mại Thế giới tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia đã đạt được sự đồng thuận về Gói cam kết thương mại Bali.

Theo ước tính của WTO, gói Bali sẽ đóng góp cho thế giới hàng trăm tỷ USD và tạo việc làm cho 20-30 triệu người, trong đó khoảng 18 triệu người từ các nước đang và kém phát triển. Bên cạnh đó, Gói Bali còn mở ra các cơ hội xuất khẩu nông sản cho các nước đang và kém phát triển nhờ việc cải thiện hệ thống hạn ngạch thuế quan (TRQ). Đặc biệt, các nước LDCs sẽ có điều kiện tốt hơn để khai thác ưu đãi thuế quan theo các chương trình miễn giảm thuế và hạn ngạch của các nước phát triển nhờ quy tắc xuất xứ thuận lợi hơn.

Gói cam kết Bali xoay quanh 3 vấn đề chính được đem ra thỏa thuận đó là các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp như: đảm bảo an ninh lương thực cho các nước nghèo đói, chậm phát triển bằng hình thức cho phép chính phủ các quốc gia này trợ giá hàng nông sản; ưu đãi các nước kém phát triển trong cạnh tranh xuất khẩu thông qua quy định hẹp về mở cửa thị trường hàng nông sản cho các nước phát triển và gỡ bỏ các hạn ngạch thuế quan, hải quan, rút ngắn chi phí, thời gian thông quan cho các nước kém phát triển nhằm tạo dựng cơ hội phát triển.

Việt Nam là nước đang phát triển, khi Gói Bali đi vào hiện thực thị trường xuất khẩu của Việt nam sẽ thông thoáng hơn và ít gặp trở ngạị, các chính sách hỗ trợ thương mại và phát triển cũng tạo điều kiện cho Việt Nam gia tăng đầu tư và mở rộng thương mại đối với các nước thành viên của WTO khác có chung điều kiện kinh tế tương đồng./.


Lượt xem: 224

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1064

Tổng truy cập: 18466134