Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU mở ra nhiều kỳ vọng cho thị trường Việt Nam

2012-12-14 10:38:00.0

Liên minh châu Âu là một thị trường lớn đồng thời là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam với 27 quốc gia thành viên, đa số các quốc gia thành viên là các nước phát triển với nền công nghệ cao, có mối quan hệ truyền thống và là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ với Việt Nam chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu.

Liên minh châu Âu là một thị trường lớn đồng thời là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam với 27 quốc gia thành viên, đa số các quốc gia thành viên là các nước phát triển với nền công nghệ cao, có mối quan hệ truyền thống và là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ với Việt Nam chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu.
Theo quan chức của Châu Âu, EU muốn ưu tiên đàm phán FTA với từng nước trong ASEAN và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên EU muốn đàm phán chính thức. 
Việc ký kết chính thức của Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại song phương (FTA) giữa Việt Nam và EU tại Brussels vào tháng 6/2012, tiếp theo là vòng đàm phán FTA đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 10/2012 là minh chứng thể hiện mối quan hệ song phương hai bên đã nâng lên một tầm cao mới. 
Quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên thời gian qua đã có những thành công nhất định với việc Việt Nam là đối tác thứ ba của EU trong khu vực ASEAN tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do sau đàm phán Singapore và Malaysia. Hiện Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong khối ASEAN ( là thứ 35 của EU trên thế giới). Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Theo Cao ủy Thương mại EU, ông Karel De Gucht: Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài nhiều vòng, trong nhiều năm và không ai đoán trước được sau bao lâu sẽ kết thúc. Hiện nay, cuộc đàm phán đang được diễn ra theo chiều hướng tích cực, thậm chí có thể kết thúc sớm hơn dự kiến vào tháng 10/2014 theo như kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, để đạt được điều này trong thời hạn trên, hai bên cần nỗ lực hơn nữa với các cam kết chính trị mạnh mẽ và có cách tiếp cận vấn đề một cách thẳng thắn. 
Hiện một trong những vướng mắc giữa hai bên là những lĩnh vực đàm phát truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư do hai bên đặt ra mục tiêu hơi cao, trong đó, mục tiêu tự do hóa đối với lĩnh vực hàng hóa  có thể lên tới 90%. Có những lĩnh vực mới mà Việt Nam chưa từng tham gia cũng sẽ được đưa vào đàm phán như mua sắm chính phủ. 
Thực tế, ngay như một quốc gia có thị trường mở như Singapore cũng đã mất 3 năm để đàm phán với EU mà vẫn chưa xong. Điều này cho thấy, FTA với EU khá mới nên quan điểm đàm phán khó khăn song mục tiêu cuối cùng của Hiệp định vẫn là thu hút đầu tư của các nhà đầu tư EU vào thị trường Việt Nam, chính vì thế, việc dựng lên khung đàm phán sẽ giúp hai bên tìm ra những điểu chung.
Hiệp định FTA giữa VN và EU được ký kết sẽ đem lại lợi ích kinh tế, loại bỏ dần rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, quốc tế. Đặc biệt trong năm 2013 nhiều nước trong khối EU kỷ niệm 40 quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhiều hoạt động sẽ được thực hiện để đẩy mạnh mối quan hệ song phương giữa các nước. Đây là cơ hội để đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại song phương VN – EU
Hiện Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong khối ASEAN ( thứ 35 của EU trên thế giới). Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. Trong thời gian qua, EU đã nhập khẩu nhiều sản phẩm của Việt Nam và xuất khẩu các công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Vì vậy thỏa thuận FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mở ra một lối vào bền vững cho các sản phẩm và dịch vụ của hai bên. Về phía Việt Nam, FTA sẽ mang đến không chỉ lợi ích hữu hình như loại bỏ thuế quan và tính pháp lý mà còn có những tác động khác giúp cải thiện nền kinh tế Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

 


Lượt xem: 280

Thống kê truy cập

Đang truy cập:410

Tổng truy cập: 18552920