Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và quá trình tham gia của Việt Nam

2013-12-20 17:26:00.0

Trong bối cảnh đàm phán Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn quyết định, Hội nghị “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và quá trình tham gia của Việt Nam” được Bộ Công Thương phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng ngày 20/12/2013 nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định này cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hưởng khác.

Trong bối cảnh đàm phán Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn quyết định, Hội nghị “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và quá trình tham gia của Việt Nam” được Bộ Công Thương phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng ngày 20/12/2013 nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định này cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hưởng khác. Thứ trưởng Bộ Công Thương ông Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch VCCI đã chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ đã trình bày về quá trình hình thành Hiệp định TPP và tình hình đàm phán đến nay. Hiện có 12 thành viên tham gia bao gồm: Brunei, Canada, Chile, Mỹ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New zealand, Úc, Peru, Singapo và Việt Nam. Theo đó, Hiệp định TPP đã tiến hành 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Qua quá trình đàm phán vừa qua, các nước tham dự đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ về nhiều vấn đề quan trọng vì sự phát triển, gắn kết môi trường chính sách tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, chính sách cạnh tranh. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều quy tắc đang được các thành viên tiếp tục đàm phán: mở cửa thị trường, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ, tài chính, đầu tư, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động, mua sắm của Chính phủ v.v…)

Đáng chú ý, những phân tích và nhận định về cơ hội và thách thức từ TPP của Thứ trưởng nhận được rất nhiều quan tâm của các đại biểu tham dự. Theo đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu; mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; hoàn thiện môi trường thể chế; tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động. Tuy vậy, TPP cũng đi kèm với nhiều thách thức trong đó là sức ép cạnh tranh, sức ép điều chỉnh hệ thống pháp luật và tác động xã hội, tư duy quản lý và năng lực quản lý.

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đưa ra các số liệu tham khảo về tác động của TPP đến GDP và xuất khẩu của thế giới và Việt Nam. Theo ông Thành, tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam có thể rất tích cực song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội do TPP đem lại cũng như giảm thiểu tổn phí có thể phát sinh khi đất nước hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu, Việt Nam cần phải hết sức nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế để có thể đáp ứng cam kết khi gia nhập TPP.

Các chuyên gia đã khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tích cực trao đổi, cung cấp thông tin đầu vào cho Đoàn đàm phán, chủ động nắm bắt thông tin diễn biến đàm phán cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi Hiệp định TPP được ký kết. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng có một số ý kiến về điều chỉnh cơ chế chính sách để hỗ trợ hội nhập tốt hơn trong giai đoạn mới./.


Lượt xem: 315

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1068

Tổng truy cập: 18466134