Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hiện trạng phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến nay

2017-07-17 10:30:00.0

Với tình hình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh hiện nay, đã thu hút nhiều lao động đến làm việc, sinh sống tại đây. Qua đó, các loại dịch vụ thương mại cũng phát triển theo đó nhằm phụ vụ tốt việc mua sắm của nhân dân. Chính vì thế Sở Công Thương Bình Dương đánh giá chặng đường phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn trong thời gian qua.

Theo như Quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành ngày 30/12/2011 với Quyết định số 4141/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 như sau: sẽ có 122 chợ, 24 siêu thị và 37 trung tâm thương mại. Trong đó, cần phải thực hiện giải tỏa, di dời 07 chợ; cải tạo nâng cấp 30 chợ; xây mới 43 chợ, 14 siêu thị và 30 trung tâm thương mại (TTTM). Sự phát triển mạng lưới đã thực hiện quy hoạch đến tháng 6 năm 2017 đã giải tỏa được 03 chợ, cải tạo nâng cấp 10 chợ, xây mới 19 chợ (trong đó có 03 chợ được bổ sung sau quy hoạch); phát triển 07 siêu thị và 03 TTTM. Như vậy, so với quy hoạch, đến nay trên toàn tỉnh đã có 106/122 chợ, đạt 86,9%; 11/24 siêu thị, đạt 45,8% và 3/37 TTTM, đạt 8,1% trên tổng số lượng chợ, siêu thị, TTTM đã quy hoạch đến năm 2020.

Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn, nhắc nhở các Phòng Kinh tế và Ban quản lý, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh chợ, siêu thị, TTTM để thực hiện các quy định trong hoạt động kinh doanh; tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kinh doanh chợ để triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định về văn minh thương mại như sắp xếp ngành hàng theo khu vực, xây dựng nội quy hoạt động, thực hiện về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy, niêm yết giá và kỹ năng giao tiếp khách hàng cho tiểu thương trong chợ.

Ngoài ra, tình hình phát sinh các điểm mua bán tự phát đã gây không ích khó khăn đối với việc quản lý văn minh đô thị. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 3940/UBND-KTN về việc chọn địa điểm phù hợp để thành lập chợ tạm thời, giải quyết được nhu cầu kinh doanh cho các hộ mua bán nhỏ, góp phần giải quyết tình trạng các điểm tập trung mua bán tự phát trên địa bàn. Trong đó: thành phố Thủ Dầu Một có 02 chợ, thị xã Dĩ An có 02 chợ, thị xã Tân Uyên có 15 chợ, thị xã Thuận An có 06 chợ, thị xã Bến Cát có 03 chợ, huyện Phú Giáo có 02 chợ, huyện Dầu Tiếng có 01 chợ, huyện Bắc Tân Uyên có 02 chợ.

Trong thời gian qua, do công nghiệp và đô thị phát triển nhanh nên thu hút nhiều lao động đến nhập cư từ đó mạng lưới chợ phát triển. Riêng loại hình siêu thị, đã có những siêu thị với quy mô lớn, thiết kế hiện đại như BigC, AEON, Lotte, Metro, Coop... được hình thành để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, mạng lưới siêu thị, TTTM chỉ hình thành tập trung ở địa bàn đô thị, chưa phát triển đến các huyện phía Bắc của tỉnh. Cùng với sự phát triển ấy, Sở đã phối hợp cùng các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư chợ. Đến nay siêu thị, TTTM đạt 100%, Chợ 71,7% (76/106) về hình thức xã hội hóa.

Về Công tác quản lý nhà nước được các ngành quan tâm thực hiện, nhiều điểm tập trung mua bán tự phát đã được giải tỏa hoặc sắp xếp vào chợ tạm thời, có sự quản lý của cấp xã, phường để ổn định kinh doanh; hoạt động kinh doanh chợ ngày càng đảm bảo về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và văn minh thương mại.


Lượt xem: 367

Thống kê truy cập

Đang truy cập:380

Tổng truy cập: 18641452