Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Gồng mình trong “bão” giá

2013-08-08 10:51:00.0

Tăng giá là chủ đề “nóng” được bắt gặp ở nhiều người, nhiều nơi trong những ngày gần đây. Sau sữa tăng giá, xăng tăng giá, giờ là điện. “Toàn là những mặt hàng thiết yếu, không thể không sử dụng, biết tránh vào đâu!” – là tâm tư chung của người dân.

Tăng giá là chủ đề “nóng” được bắt gặp ở nhiều người, nhiều nơi trong những ngày gần đây. Sau sữa tăng giá, xăng tăng giá, giờ là điện. “Toàn là những mặt hàng thiết yếu, không thể không sử dụng, biết tránh vào đâu!” – là tâm tư chung của người dân.

           Lưỡng lự trước sự tăng giá hàng loạt của các mặt hàng

Ngày 17/7, giá bán lẻ xăng RON 92 được điều chỉnh tăng tối đa 468 đồng/lít, là lần tăng giá thứ 4 kể từ đầu năm. Người tiêu dùng chưa kịp bình tâm sắp xếp ổn định chi tiêu sinh hoạt thì từ đầu tháng 8, hãng FriselandCampina Việt Nam đã có thông báo điều chỉnh tăng giá từ 5 - 20% tùy từng loại, đơn cử cứ mỗi thùng sữa tươi Cô gái Hà Lan, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 6.000 đồng/thùng. Ngoài ra, sản phẩm sữa bột Insulac nhập 100% từ Mỹ cũng sẽ tăng lên 7%.

Gần đây nhất, ngày 1/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra thông báo tăng giá điện thêm 5%. Với biểu giá điện mới từ ngày 1/8, giá điện sản xuất có thể lên tới hơn 2.500 đồng mỗi kWh vào giờ cao điểm. Giá gas của Saigon Petro ngày 1/8 cũng tăng thêm 8.000 đồng/bình gas. Theo lý giải của ông Đỗ Trung Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh - Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Pertro), do giá gas giao tháng 8/2013 trên thị trường thế giới đã tăng 27,50 USD/tấn so với tháng trước lên 820 USD/tấn nên giá gas trong nước cũng cần phải được điều chỉnh theo. Có thể thấy rõ, chi phí sản xuất tăng cũng đồng nghĩa trong thời gian tới, một loạt các mặt hàng cũng đứng trước nguy cơ tăng giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Thêm nữa, liệu có tình trạng “té nước theo mưa” trên thị trường?.

Tăng giá hay giữ nguyên giá bán sản phẩm cũng là nỗi băn khoăn của các hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Vốn chuyên kinh doanh các sản phẩm sữa chua và váng sữa cho trẻ em, chị Phương Dung ở phố Hàng Buồm cho biết, cửa hàng chị phải sử dụng đến 5 tủ lạnh để đảm quản các mặt hàng. Theo tính toán của chị, với việc tăng giá điện, mỗi tháng cửa hàng sẽ phải chi trả thêm 500.000 tiền điện. “Nhưng cũng sẽ rất khó tính vào giá bán sản phẩm, mà không tăng giá thì lời lãi chẳng còn là bao” - chị Dung phân trần.

Về phía các doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng, điện đang chiếm từ 10% đến 15% giá thành sản xuất. Hiện nay, gần một nửa số doanh nghiệp xi măng đang làm ăn thua lỗ, thậm chí ngừng một phần hoạt động hoặc chuyển sang làm dịch vụ nghiền gia công cho các đơn vị khác. Trong khi đó, ông Lại Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Công ty thép Việt Nam – Australia - chia sẻ: Ngành thép hiện nay đang rất khó khăn, trong đó có giá điện tăng. Chúng tôi đang cố gắng đặt mục tiêu duy trì sản xuất, lo công ăn, việc làm cho người lao động lên hàng đầu trong bối cảnh này.

Có thể nói, để duy trì sản xuất, công nhân có việc làm ổn định cũng là một áp lực không nhỏ với các doanh nghiệp. Cán bộ, công chức chưa kịp mừng lâu trước quyết định của Chính phủ về “mức lương tối thiểu chung” là 1.150.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2013 thì lại phải đối mặt với hàng loạt bài toán hóc búa về giá để duy trì đời sống. Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện là giải pháp mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng cần thực thi trong bối cảnh hiện nay.


Lượt xem: 162

Thống kê truy cập

Đang truy cập:490

Tổng truy cập: 18520914