Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Giảm dần doanh nghiệp xuất khẩu gạo manh mún

2011-08-15 16:16:00.0

Nghị định số 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2011 sẽ giúp cho công tác xuất khẩu (XK) gạo thêm hiệu quả, gắn kết được đầu vào với đầu ra trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ, góp phần điều hành hoạt động XK gạo bền vững, nông dân có lợi. Tuy nhiên, sẽ không ít DN bị ảnh hưởng.

Nghị định số 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2011 sẽ giúp cho công tác xuất khẩu (XK) gạo thêm hiệu quả, gắn kết được đầu vào với đầu ra trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ, góp phần điều hành hoạt động XK gạo bền vững, nông dân có lợi. Tuy nhiên, sẽ không ít DN bị ảnh hưởng. 

Đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNN), đại diện UBND 14 tỉnh thành phía Nam và hàng trăm DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XK gạo vừa tham dự Hội nghị phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 109 tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh. 

Theo điều 4, Nghị định số 109/2010-NĐ-CP, thương nhân kinh doanh XK gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện như: có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc; có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn/giờ; kho chứa, cơ sở xay xát phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên trên địa bàn tỉnh, thành trực thuộc trung ương có thóc, gạo hàng hóa XK hoặc cảng biển quốc tế có hoạt động XK thóc gạo. Nghị định 109 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Đến ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được phép XK gạo.

Nhiều đại biểu tán thành nội dung của Nghị định 109, vì theo đó, XK gạo trong tương lai sẽ quy về những đầu mối nhất định, dễ kiểm soát, giảm bớt các tầng nấc trung gian trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, có điều kiện để tăng giá trị thương phẩm hơn hiện tại. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, XK gạo quy về một mối sẽ gây ra tình trạng quay về cơ chế xin - cho, độc quyền, gây bất lợi cho DN nhỏ không đủ vốn để xây nhà máy sấy, xát, kho chứa, đặc biệt là các DN thương mại.

Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, hiện tại có 211 DN tham gia XK gạo, nhưng chỉ có 47 DN thực sự có năng lực, chiếm tỷ trọng XK tới 87%. Theo quy định mới, hiện có khoảng 80 DN đủ điều kiện để có giấy phép. Hiện tại đã có 49 DN đã được cấp giấy phép XK gạo, trong đó có 9 DN lần đầu tiên tham gia thị trường.

Đại diện UBND tỉnh An Giang chia sẻ, tỉnh hiện có 8/40 DN đã được cấp phép, còn 4 DN đang chờ thẩm định. Tuy nhiên, hệ thống kho chứa, nội dung quy hoạch và xây dựng vẫn còn nằm trên giấy, vì vậy để DN hoạt động, cần phải gia hạn thực hiện thêm ít nhất một năm nữa. Hiện tại, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty XNK An Giang đang thực hiện dự án thu hoạch lúa kép kín do Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM và các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. 

Dự án thu mua lúa tươi của nông dân đưa vào kho sau đó xử lý rất lý tưởng và được lòng nông dân. Thu hoạch lúa theo dự án này cũng giống như nội dung mà Nghị định số 109 đang hướng tới, đưa chuỗi giá trị của hạt gạo gồm 5 “nhà”: nông dân - thương lái - xay xát - đánh bóng - doanh nghiệp, bớt được 3 “nhà ”: thương lái, xay xát, đánh bóng gạo, giảm được chi phí vào giá thành hạt gạo khá lớn.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng định: Với chủ trương lớn như Nghị 109, các loại hình DN nhỏ, DN thương mại lâu nay tham gia XK gạo nhưng hiện tại chưa có đủ điều kiện xây dựng kho bãi, nhà máy xay xát chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy các DN nên hợp tác với các DN đã được cấp phép để tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong quá trình thực hiện, các DN có vướng mắc, khó khăn cần phản ánh với Bộ Công Thương để tháo gỡ kịp thời. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác để sớm giải quyết cho DN.


Lượt xem: 140

Thống kê truy cập

Đang truy cập:419

Tổng truy cập: 18552887