Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Giải pháp tiết kiệm khi thiết lập mạng "cáp quang dự phòng"

2013-12-06 10:38:00.0

Thực trạng: Sau khi hoàn thành các dự án thiết lập mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh kết nối các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) và các TBA 110 kV trực thuộc Chi nhánh điện (CNĐ) Cao thế Bình Dương, các đường truyền luôn vận hành ổn định đã phục vụ tốt cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Bình Dương.

Thực trạng: Sau khi hoàn thành các dự án thiết lập mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh kết nối các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) và các TBA 110 kV trực thuộc Chi nhánh điện (CNĐ) Cao thế Bình Dương, các đường truyền luôn vận hành ổn định đã phục vụ tốt cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Bình Dương.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) về việc triển khai thiết lập mạng cáp quang dự phòng, PCBD đã khảo sát để quy hoạch đường truyền dự phòng kết nối giữa PCBD và các Điện lực.

Qua khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngoại trừ Điện lực Thuận An và Dĩ An đã có các tuyến cáp quang dự phòng (thiết lập chung với dự án mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh), các Điện lực còn lại như: Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên và Phú Giáo, nếu thiết lập thêm đường truyền online dự phòng thì khối cáp quang cần xây dựng là rất lớn (khoảng 125 km), trong đó đường truyền dự phòng cho hai Điện lực Phú Giáo và Tân Uyên có chiều dài cáp quang cần thi công khoảng 60 km.

Trên thực tế, vị trí địa lý của Điện lực Phú Giáo thuộc Công ty Điện lực Bình Dương giáp ranh với Điện lực Đồng Phú thuộc Công ty Điện lực Bình Phước (PCBP) và giữa 02 Điện lực này đã có cáp quang kết nối. Mặt khác nếu Điện lực Đồng Phú triển khai thực hiện đường truyền dự phòng về Văn Phòng PCBP, thì chiều dài cáp quang cần xây dựng khoảng 45 km.

Giải pháp: Sử dụng đường truyền liên tỉnh kết hợp với kỹ thuật OSPF VIRTUAL LINK để thiết lập đường truyền dự phòng cho Điện lực Phú Giáo - Tân Uyên thuộc PCBD và Điện lực Đồng phú thuộc PCBP.

 
                                     Hình vẽ mô tả giải pháp
Công việc cần triển khai cho giải pháp: Lắp đặt mới 2 router tại ĐL Phú Giáo và ĐL Đồng Phú. Đấu nối cáp quang thông tuyến từ ĐL Phú Giáo đến ĐL Đồng Phú. Trang bị thêm 2 thiết bị Media converter 40 km.

Hoạt động của giải pháp: Dự phòng cho ĐL Tân Uyên, ĐL Phú Giáo – PC Bình Dương:

Khi đường truyền kết nối từ PCBD đến ĐL Tân Uyên bị gián đoạn (đoạn 1 hình trên) : Lúc này, dữ liệu của ĐL Tân Uyên sẽ truyền đến ĐL Phú Giáo, tại đây router sẽ định tuyến đến ĐL Đồng Phú/ PC Bình Phước rồi về đến PC Bình Phước sau đó về đến PC Bình Dương qua đường truyền liên tỉnh kết nối PC Bình Dương và PC Bình Phước (hiện tại có 3 đường truyền, đảm bảo không bị gián đoạn).

 Khi đường truyền kết nối ĐL Tân Uyên với ĐL Phú Giáo bị gián đoạn (đoạn 2 hình trên): Lúc này, ĐL Tân Uyên vẫn sẽ kết nối với PC Bình Dương qua đường truyền hiện hữu; ĐL Phú Giáo sẽ kết nối với PC Bình Dương qua đường truyền về PC Bình Phước.

Như vậy, đường truyền online cho ĐL Tân Uyên và ĐL Phú Giáo sẽ được duy trì liên tục, không gián đoạn khi xảy ra sự cố cáp quang trên bất kỳ đoạn nào.

 Hoạt động hoàn toàn tương tự cho việc duy trì đường truyền online dự phòng cho Điện lực Đồng Phú – PC Bình Phước.

Hiệu quả khi thực hiện giải pháp: Giải pháp trên đã triển khai từ tháng 06/2013; đến nay qua thực tế đánh giá đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác vận hành; 

Tiết kiệm về chi phí kết nối cáp quang rất lớn, cụ thể như sau: Chi phí xây dựng đường truyền cáp quang dự phòng cho ĐL Tân Uyên, ĐL Phú Giáo về PC Bình Dương nếu thực hiện:

60km x 28.000.000đ/km = 1.680.000.000 đồng.

Chi phí xây dựng đường truyền cáp quang dự phòng cho ĐL Đồng Phú về PC Bình Phước nếu thực hiện:

45km x 28.000.000đ/km = 1.260.000.000 đồng.

Chi phí đầu tư cho việc thiết lập đường truyền theo giải pháp này là: (bao gồm 2 router và 2 Media converter)

02 X 30.000.000 + 02 x 2.500.000 = 65.000.000 đồng

Như vậy, với việc triển khai giải pháp nêu trên, chi phí tiết kiệm được có giá trị ước tính là: 1.680.000.000 + 1.260.000.000 - 65.000.000 = 2.875.000.000đ (Bằng chữ: Hai tỷ tám trăm bảy mươi lăm triệu đồng).

     Giải pháp này đã được PCBD công nhận là sáng kiến theo Quyết định số 1225/QĐ-PCBD ngày 26 tháng 11 năm 2013 và EVNSPC đang xem xét để công nhận là sáng kiến cấp Tổng Công ty. Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi cho các Công ty Điện lực trực thuộc trong toàn EVNSPC, tiết kiệm chi phí rất lớn trong việc triển khai xây dựng các tuyến cáp quang dự phòng./.


Lượt xem: 512

Thống kê truy cập

Đang truy cập:472

Tổng truy cập: 18599463