Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

DN Nhật Bản: Mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

2014-03-03 17:12:00.0

JETRO vừa công bố xu hướng đầu tư của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam. Phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Atsusuke Kawada- Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội- xung quanh vấn đề này.

JETRO vừa công bố xu hướng đầu tư của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam. Phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Atsusuke Kawada- Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội- xung quanh vấn đề này.



Xin ông khái quát một số nét chính về hoạt động của DN Nhật Bản tại Việt Nam qua khảo sát?

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ DN báo “lỗ” gần 26%, tăng so với năm trước, nhưng số DN báo “lãi” vẫn cao, khoảng 60%. Trong đó, các DN chế xuất (EPE) hoạt động tốt và có hiệu quả cao, nhưng ngược lại, cứ 3 DN sản xuất không gia công xuất khẩu (Non EPE) thì có 1 DN bị thua lỗ.

Tuy vậy, có tới 70% DN Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam do khả năng tăng doanh thu cao. Một nửa số DN cùng đánh giá cao quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng và tình hình chính trị- xã hội ổn định của Việt Nam và nguồn lao động dễ tuyển dụng.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro. Hơn 60% số DN cho rằng chi phí nhân công tăng vọt, thủ tục hành chính, thủ tục thuế quan phức tạp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và minh bạch... là những vấn đề lớn khiến môi trường đầu tư rủi ro cao.

Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để khắc phục những bất lợi đó?

Thời gian qua, có thể thấy rõ Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các DN FDI thông qua các chính sách ưu đãi, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên, các DN Nhật Bản muốn thấy tốc độ cải thiện phải nhanh hơn nữa.

Về vấn đề này, JETRO đã phối hợp rất chặt chẽ với Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam để cùng làm việc và đưa ra đề xuất trình Chính phủ Việt Nam để có những điều chỉnh đáp ứng được nguyện vọng của các DN. Đây được cho là con đường ngắn nhất để thu hút đầu tư vào Việt Nam hiệu quả.

Tỷ lệ nội địa hóa của các DN Nhật Bản tại Việt Nam hiện ở mức 32,2%, tăng 4,3 điểm so với năm trước, nhưng vẫn thấp so với các nước. Ông nhận định về vấn đề này ra sao?

Để nâng cao tính cạnh tranh, giảm chi phí, việc đẩy mạnh mua nguyên liệu, vật tư từ DN nội là rất cần thiết. Theo đó, Chính phủ phải đồng thời hỗ trợ DN trong nước và nước ngoài phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức cho vay vốn lãi suất thấp, phát triển nguồn nhân lực... Ngoài ra, nếu chỉ thu hút các DN FDI phát triển công nghiệp hỗ trợ thì không thể cắt giảm được chi phí, mà cần phải phát triển và hỗ trợ các DN trong nước.

Theo ông, xu hướng đầu tư chính của DN Nhật trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Hiện nhiều DN Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đây là chiến lược chuyển dịch đầu tư nhằm tránh rủi ro về chi phí sản xuất cao, giá nhân công... Trước đây, xu hướng là chuyển dịch trong lĩnh vực nhiều lao động thì gần đây xu hướng này đã chuyển sang các lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị thặng dư cao.

Ngành công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là rất tiềm năng, các DN Nhật Bản sẽ chú trọng đầu tư vào ngành này trong những năm tới để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, DN Nhật Bản sẽ tăng cường tìm kiếm nguồn sản phẩm từ các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời cung cấp dây chuyền công nghệ để sản xuất linh phụ kiện, sau đó cung cấp ngược trở lại cho Nhật Bản.

Xin cảm ơn ông!

Chính phủ phải đồng thời hỗ trợ DN trong nước và nước ngoài phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức cho vay vốn lãi suất thấp, phát triển nguồn nhân lực...


Lượt xem: 278

Thống kê truy cập

Đang truy cập:373

Tổng truy cập: 18583480