Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Dệt may năm 2018: Mục tiêu xuất khẩu 34 tỷ USD

2018-02-05 11:00:00.0

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2017, nhưng với quyết tâm cao, ngành dệt may đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức tăng trưởng 10,23% với kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt hơn 31 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra.

Sản phẩm dệt may Việt Nam đa dạng mẫu mã, chất lượng cao

Năm 2017, tổng cầu dệt may thế giới giảm 0,85% so với năm 2016. Trong đó, nhập khẩu dệt may của Mỹ giảm 0,2%, của EU giảm 0,3%. Cùng với đó, áp lực của Hiệp định TPP bị dừng lại làm tình hình xuất khẩu dệt may trong những tháng đầu năm hết sức khó khăn. Với quyết tâm cao và nỗ lực hết mình, ngành dệt may đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, hoàn thành vượt mục tiêu đề ra trong năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016 (mục tiêu đề ra đầu năm là 30 tỷ USD).

Sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam càng có ý nghĩa hơn khi biết rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may tại các quốc gia xuất khẩu dệt may chính trên thế giới vẫn đang giảm sút, hoặc chỉ tăng trưởng rất thấp, cụ thể: Trung Quốc giảm 1,2%, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đều giảm 4%, Bangladesh giảm 1,32%; Ấn Độ tăng 4%, các thị trường nhỏ như Pakistan và Campuchia tăng 3-4%.

Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực phát triển đa dạng hóa các thị trường, và đã có sự bứt phá tại các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Campuchia…

Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư và tiến sát với thị trường Nhật Bản, đạt kim ngạch lên tới 2,7 tỷ USD trong năm nay. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi Hàn Quốc là trung tâm thời trang khá lớn, đồng thời cũng là nơi trung chuyển hàng thời trang sang các nước khác tiêu thụ. Bên cạnh đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017 đã đạt 3,2 tỷ USD, bằng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt.

Ngoài những thị trường chủ lực trên, thì xuất khẩu dệt may còn tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Bò biển Ngà tăng gấp 12 lần về kim ngạch so với năm 2016, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,17 triệu USD; Hungari tăng 125,8%, đạt 2,07 triệu USD; Angola tăng 139%, đạt 15,95 triệu USD; Ghana tăng 76%, đạt 8,42 triệu USD; Ấn Độ tăng 70,6%, đạt 56,78 triệu USD.

Xuất khẩu hàng dệt may năm 2017

 ĐTV: USD

Thị trường XK

T12/2017

T12/2017 so với T11/2017 (%)

Năm 2017

% so sánh năm 2017 so với năm 2016

Tổng kim ngạch XK

2.478.300.453

14,36

26.038.446.767

9,29

Mỹ

1.142.026.287

20,2

12.280.233.881

7,32

Nhật Bản

308.813.570

6,49

3.110.437.804

7,28

Hàn Quốc

200.700.974

-4,87

2.643.748.809

15,81

Trung Quốc

120.216.315

12,86

1.104.143.985

34,06

Đức

82.126.275

28,21

737.337.301

1,58

Anh

68.567.657

27,33

709.457.275

-0,61

Hà Lan

68.806.482

19,42

601.512.869

11,83

Canada

61.799.789

30,19

556.304.723

7,74

Pháp

49.175.788

5,09

526.568.044

20,81

Tây Ban Nha

48.952.537

20,81

449.555.053

1,73

Campuchia

35.053.717

5,7

347.766.132

42,72

Italia

29.115.573

39,23

236.803.584

12,75

Đài Loan

20.752.359

13,71

219.661.985

-12,34

Hồng Kông

21.632.472

3,11

216.540.743

-5,57

Bỉ

16.894.363

0,35

211.272.752

5,09

Australia

18.737.587

22,03

173.231.777

1,57

Nga

10.074.407

-20,66

169.420.803

53,69

Indonesia

12.991.707

-9,53

140.442.963

23,72

Thái Lan

11.493.921

25,62

105.426.744

20,1

Malaysia

8.392.707

-4,16

91.649.392

6,69

Philippines

6.400.998

-33,03

91.098.878

12,87

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

8.295.747

2,42

89.296.370

-17,12

Chi Lê

8.330.976

15,92

89.014.874

21,22

Mexico

8.411.719

4,57

88.457.143

-6,48

Singapore

11.407.573

37,54

87.982.480

18,98

Đan Mạch

9.060.251

6,79

77.344.419

1,72

Thụy Điển

8.570.178

14,73

73.237.915

15,81

Bangladesh

5.475.682

7,43

57.551.934

16,34

Ấn Độ

4.971.094

-6,81

56.778.993

70,61

Brazil

4.005.111

9,45

47.125.042

13,04

Ả Rập Xê Út

4.412.208

6,87

45.808.504

-6,68

Ba Lan

4.977.631

18,73

42.722.883

-3,25

Thổ Nhĩ Kỳ

4.384.407

12,68

41.135.009

38,17

Áo

2.765.473

-22,23

36.796.924

37,48

Achentina

4.029.210

53,75

29.506.814

28,76

Nam Phi

2.389.475

39,58

24.200.184

21,73

Na Uy

2.242.958

5,85

21.282.236

-17,72

New Zealand

3.576.801

116,65

19.426.302

18,82

Israel

1.973.714

89,19

17.784.891

16,53

Panama

2.225.508

0,37

17.559.338

-25,73

Myanmar

2.004.875

103,67

16.429.790

35,85

Angola

690.707

-59,54

15.952.051

139,04

Thụy Sỹ

916.555

12,68

10.533.016

-12,43

Hy Lạp

741.667

14,76

9.860.565

15,54

Nigeria

615.167

-33,23

9.296.584

11,53

Séc

892.556

-37,24

9.236.289

2,15

Ghana

 

-100

8.423.754

76,12

Phần Lan

547.791

-9,76

7.892.236

-18,6

Lào

467.086

2,5

5.966.537

-24,24

Ai Cập

416.820

58,85

4.847.257

11,15

Ucraina

384.338

11,09

3.771.582

-20,53

Bờ Biển Ngà

 

 

2.171.885

1,127,56

Hungary

328.360

168,73

2.073.683

125,81

Slovakia

93.982

57,08

1.709.056

-40,5

Senegal

 

 

1.462.089

-69,2

(Theo số liệu của TCHQ)

Ngành dệt may sẽ nỗ lực đạt kim ngạch xuất khẩu 34 tỷ USD trong năm 2018, tăng trưởng hơn 10% so với năm 2017, đây là một mục tiêu đầy tham vọng.

Thách thức lớn của năm 2018 là tính cạnh tranh sẽ rất cao. Mặc dù năm 2018 được dự báo GDP toàn cầu tăng trưởng bền vững, nhưng tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu dệt may khác đều đang có phản ứng để tăng trưởng và giữ thị phần. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2018 đòi hỏi toàn ngành dệt may phải nỗ lực lớn và phải có sách lược đúng đắn.

Ngành dệt may Việt Nam đang ở vị thế tương đối tốt trong ngành dệt may thế giới, ở vị trí khá cao trong nhóm các nước xuất khẩu dệt may. Các nước mua hàng lớn của thế giới đều coi Việt Nam là trung tâm cung cấp, đặt Việt Nam trong thứ tự ưu tiên cao.

Nhiều năm nay, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã đi vào hướng làm những mặt hàng khó. Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất veston nam, nữ lớn nhất thế giới. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi mô hình từ chỗ chỉ toàn làm gia công sang làm FOB, ODM. Đến nay, tỷ lệ gia công thuần túy chỉ còn 30-35%. FOB đạt 55-60%, còn ODM là sản xuất dệt may từ khâu thiết kế cũng đã đạt gần 10%.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mạnh về dệt và may, chưa mạnh về thiết kế thời trang, thương hiệu, phân phối nên sẽ phải nỗ lực cạnh tranh rất nhiều.

Phát triển ngành dệt may phải gắn liền với Cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp nên thực hiện đầu tư chiều sâu, tự động hóa từng bước hệ thống sản xuất để tăng năng suất lao động, nhằm giảm tỷ trọng chi phí lao động trên 1 sản phẩm, đây cũng là dư địa để tăng thu nhập cho người lao động.


Lượt xem: 201

Thống kê truy cập

Đang truy cập:477

Tổng truy cập: 18401298