Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Cung điện cho miền Nam: Vẫn nóng

2014-01-09 11:03:00.0

Mất cân bằng cung cầu của hệ thống điện miền Nam năm 2014 sẽ rất nghiêm trọng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đích thân chỉ đạo các giải pháp hướng tới chấm dứt tính trạng điện “ăn đong” cho miền Nam.

Mất cân bằng cung cầu của hệ thống điện miền Nam năm 2014 sẽ rất nghiêm trọng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đích thân chỉ đạo các giải pháp hướng tới chấm dứt tính trạng điện “ăn đong” cho miền Nam.



Điện vẫn ăn đong
 

 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Năm 2014, EVN phải tập trung vốn cho đầu tư truyền tải và coi đây là bước đột phá trong bài toán đảm bảo điện. EVN xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, phân công người chịu trách nhiệm cụ thể để ngành điện luôn chủ động, luôn có dự phòng và không để miền Nam quay lại thời kỳ “ăn đong” điện như trước đây.


Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: “Năm 2013, kết quả chung của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của ngành điện trong việc đáp ứng được nhu cầu về sử dụng điện cho sự phát triển của nền kinh tế và có dự phòng, nhưng điện cung cấp cho miền Nam vẫn còn khó khăn”.

Ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, năm 2013, EVN sản xuất và mua trên 127,8 tỷ kWh điện, tăng 8,47% so với năm trước, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất điện với sản lượng 56,45 tỷ kWh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trong cả nước đạt 98,32%. Dự kiến, năm 2014, điện sản xuất và mua là 140,5 tỷ kWh, tăng 9,9% so với năm 2013, sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng nhu cầu điện tăng cao hơn.

Cũng trong năm qua, theo EVN, trong khi miền Bắc và miền Trung đủ điện, thì miền Nam luôn thiếu điện. Hiện nay, hệ thống hầu như không có dự phòng điện cho mùa khô. Do đó, tình hình mất cân bằng cung cầu của hệ thống điện miền Nam năm 2014 sẽ rất nghiêm trọng. Đó là chưa kể, một loạt các công trình nguồn điện ở miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm gia tăng nguy cơ thiếu nguồn cung vào mùa khô năm tới. Điển hình như đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông (đường dây 500kV mạch 3) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có tổng công suất lắp đặt 1.244MW, tổng mức đầu tư trên 28.463 tỷ đồng, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4... đang thiếu vốn nghiêm trọng.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN cho biết, thực tế 20% nhu cầu điện của miền Nam được cung cấp từ hệ thống điện 500kV Bắc-Nam và hệ thống truyền tải điện từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam. Trong điều kiện nhiều đường dây và trạm biến áp trên hệ thống thường xuyên phải mang tải cao, công tác vận hành hệ thống truyền tải 500kV phức tạp và khó khăn hơn năm trước.

Dẫn đến thực trạng này, theo EVN là do trình độ quản lý, vận hành kỹ thuật của một số nhà máy nhiệt điện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật không đảm bảo, còn nhiều sự cố. Tại một số khu vực có phụ tải tập trung cao ở miền Bắc và miền Nam vẫn chưa khắc phục được tình trạng quá tải cục bộ đường dây và trạm biến áp, một phần do diễn biến tăng trưởng phụ tải điện trên thực tế khác với dự báo theo quy hoạch; các dự án lưới điện chậm tiến độ. Khu vực dùng điện mua của Trung Quốc chất lượng điện áp không ổn định.

Nỗ lực tăng cung

Năm 2014, nhu cầu dùng điện của miền Nam có thể lên đến 10.000 MW, trong khi công suất lớn nhất của các nhà máy hiện nay mới chỉ đáp ứng được 8.000 MW. 

Để đảm bảo đủ điện cung cấp cho miền Nam, EVN xác định trọng tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án đầu tư quan trọng như các dự án nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 MR, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, các công trình lưới tuyến tải đấu nối các trung tâm nhiệt điện này với các dự án truyền tải và phân phối cấp bách khác ở miền Nam. Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN cho biết, tập đoàn cố gắng trong tháng 6/2014 đưa các tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vào hoạt động, giảm nguy cơ thiếu điện cho  miền Nam.

Cũng theo ông Thanh, nếu các dự án nguồn điện thực hiện đúng yêu cầu tiến độ, từ năm 2017, miền Nam có thể tự cân đối được sản lượng nội miền. Nhưng khi chưa thể bổ sung được 1.500-2.000 MW công suất nguồn điện mới, giảm tối đa sự cố, thì buộc phải xây dựng cấp bách các đường dây 500kV, 220kV để truyền
tải điện từ miền Bắc và miền Trung vào phía Nam để cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam./.
 
6 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 của EVN:
- Điện sản xuất và mua 140,5 tỷ kWh, tăng 9,9% so với năm 2013, sẵn sàng đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn
- Điện thương phẩm: 126,5 tỷ kWh, tăng 10% so với năm 2013
- Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn tập đoàn: 8,45%
- Sử dụng điện tiết kiệm tương đương 1,5% kế hoạch điện thương phẩm, trong đó phấn đấu đạt mức tiết kiệm 2% trên địa bàn miền Nam.
- Đầu tư xây dựng với tổng giá trị thực hiện khoảng 123.654 tỷ đồng, tăng 17,3% so với 2013, trong đó: Đầu tư thuần 90.448 tỷ đồng (nguồn điện 58.808 tỷ đồng, lưới điện 31.271 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2013.
- Toàn tập đoàn sản xuất và kinh doanh điện năng có lợi nhuận.


Lượt xem: 319

Thống kê truy cập

Đang truy cập:413

Tổng truy cập: 18624391