Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

CPI tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước

2018-08-07 14:45:00.0

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế có mức giảm cao nhất 5,85% (dịch vụ y tế giảm 7,58%) do điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tếlàm CPI chung giảm 0,29%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế có mức giảm cao nhất 5,85% (dịch vụ y tế giảm 7,58%) do điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tếlàm CPI chung giảm 0,29%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 7/2018 tăng 2,13% so với tháng 12/2017 và tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2018 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 1,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2017

Hoạt động thương mại dịch vụ 7 tháng năm nay tiếp tục xu hướng tăng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước tính đạt 371,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 277,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 14%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 45,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% và tăng 6,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% và tăng 9,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 17,4%.

 Tính chung 7 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.493,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,4% (cùng kỳ năm 2017 tăng 7,98%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm nay ước tính đạt 1.875 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Sản xuất công nghiệp trong tháng đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy ước tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 2,8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 16,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%.

Tính chung 7 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2018 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó dẫn đầu là Hà Tĩnh với mức tăng 149,3%, chủ yếu do đóng của Tập đoàn Formosa; tiếp theo là Thanh Hóa tăng 28% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bắt đầu đi vào hoạt động; địa phương có mức tăng thấp nhất là Trà Vinh với 1% do Công ty Nhiệt điện Duyên Hải (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) giảm sản lượng điện sản xuất trong tháng Sáu và tháng Bảy vì thủy điện đang hoạt động đủ công suất. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 24,2%; Bắc Ninh tăng 19,5%; Vĩnh Phúc tăng 12,4%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Hải Dương tăng 10,2%; Quảng Ninh tăng 10,1%; Bình Dương tăng 9,1%; Đồng Nai tăng 8,4%; Cần Thơ tăng 8%; Đà Nẵng tăng 7,9%; Hà Nội tăng 7,6%; Quảng Nam tăng 7,5%; TP. Hồ Chí Minh tăng 7,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,2%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7 ước tính đạt 29,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 5,4 nghìn tỷ đồng; vốn địa phương 23,8 nghìn tỷ đồng.

Tính chung 7 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 153,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% kế hoạch năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 45,2% và tăng 6,4%), gồm có:

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2018 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,2% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; TP. Hồ Chí Minh 10,5 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% và tăng 9,6%; Quảng Ninh 4.857 tỷ đồng, bằng 50,1% và tăng 50,7%; Hải Phòng 3.997 tỷ đồng, bằng 43,9% và tăng 68,9%; Thanh Hóa 3.481 tỷ đồng, bằng 55,3% và tăng 31,8%; Bình Dương 3.362 tỷ đồng, bằng 42,2% và tăng 8,2%; Nghệ An 3.151 tỷ đồng, bằng 53,8% và tăng 3,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.151 tỷ đồng, bằng 48,4% và tăng 27,3%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng 7 cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung tình hình giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 7 tháng năm nay vẫn còn chậm. Các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm kế hoạch đề ra.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/7/2018 thu hút 1.656 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13.205,4 triệu USD, tăng 20,2% về số dự án và tăng 2,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, có 627 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.947,2 triệu USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng đạt 18.152,6 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng năm nay ước tính đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 7 tháng năm 2018 còn có 3.311 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,79 tỷ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 475 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,64 tỷ USD và 2.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,15 tỷ USD.

Trong 7 tháng năm 2018, có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với số vốn đăng ký 6,17 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư.

Trong 7 tháng năm 2018, cả nước có 81 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 238,33 triệu USD; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm 41,3 triệu USD.

Tính chung 7 tháng năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 279,63 triệu USD.

Việt Nam đã đầu tư sang 32 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào là địa bàn dẫn đầu với 84 triệu USD, chiếm 30% tổng vốn đầu tư; Australia xếp thứ hai với 37,1 triệu USD, chiếm 13,3%; Slovakia xếp thứ ba với 35,93 triệu USD, chiếm 12,9%.

Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nhiều nhất trên thế giới.

Trong đó, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.


Lượt xem: 327

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1104

Tổng truy cập: 18466134