Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

CPI tháng 4/2018 tăng 0,08% so với tháng trước

2018-05-15 09:27:00.0

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 1,05% so với tháng 12/2017 và tăng 2,75% so với tháng 4/2017. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2018 tăng 2,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 4/2018, CPI tăng 0,08% so với tháng 3, tăng 1,05% so với tháng 12/2017 và tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2017.

CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2018 tăng 2,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Không nằm trong rổ hàng tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 4 tăng 0,47% và chỉ số giá USD tháng 4 tăng 0,10% so với tháng trước.

PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng từ 51,6 điểm của tháng 3 lên 52,7 điểm trong tháng 4, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ về các điều kiện kinh doanh. Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên trong suốt 29 tháng qua. Nhân tố chính góp phần làm cải thiện các điều kiện hoạt động sản xuất là sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh hơn. 

Trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 412 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 4/2018:

- Cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so tháng 3; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới là gần 106,7 nghìn người, tăng 54,7%.

- Cả nước có 3.281 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 82,2% so tháng 3; có 6.138 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 71,3%; có 1.378 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 74%.

Trong 4 tháng đầu năm, thặng dư thương mại đạt 3,39 tỷ USD, tính riêng tháng 4/2018, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư 700 triệu USD, cụ thể:

- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2018 của Việt Nam đạt khoảng 18,2 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 73,76 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017.

- Kim ngạch nhập khẩu tháng 4/2018 đạt khoảng 17,5 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 70,37 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Từ ngày 01/4 - 25/4, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 19.096 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm tới ngày 25/4, số thu đạt khoảng 87.665 tỷ đồng, bằng 31% dự toán.

Trên cơ sở số thu trên và tình hình kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, số thu 4 tháng ước đạt 90.069 tỷ đồng, giảm 1,74% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 thu đạt 91.664 tỷ đồng).

Trong 4 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam thu hút 455 triệu USD và chiếm 12,8% tổng vốn FDI của cả nước.

Đáng chú ý, thay vì tập trung vào đầu tư vào bất động sản phía Nam, từ năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung sự chú ý vào thị trường bất động sản Hà Nội, điển hình là thỏa thuận của Tập đoàn Sumitomo ở phía bắc sông Hồng. 

Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 5% GDP của quốc gia và đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP từ năm 2013. Tuy nhiên, với mô hình kinh tế tiếp tục dựa vào tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tiêu dùng, rủi ro tín dụng bất động sản là vấn đề quan trọng Việt Nam cần quan tâm.

Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 17%, thấp hơn mức 18,17% đạt được trong năm 2017. Với đà tăng trưởng hiện nay, Ngân hàng HSBC khuyến cáo Việt Nam nên thận trọng với thị trường bất động sản.


Lượt xem: 173

Thống kê truy cập

Đang truy cập:1174

Tổng truy cập: 18466134