Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Công tác đối ngoại của Bình Dương hiện nay

2014-12-05 22:22:00.0

Trong năm 2014 (31/7/2014), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 2537/KH-UBND về "Công tác thông tin đối ngoại trung hạn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2017”, với nhiều nội dung, giải pháp để thực hiện công tác thông tin đối ngoại như: tổ chức khảo sát, đánh giá và dự báo tình hình trong tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác đối ngoại của tỉnh; kiện toàn tổ chức và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách công tác đối ngoại của tỉnh….

Trong năm 2014 (31/7/2014), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 2537/KH-UBND về "Công tác thông tin đối ngoại trung hạn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2017”, với nhiều nội dung, giải pháp để thực hiện công tác thông tin đối ngoại như: tổ chức khảo sát, đánh giá và dự báo tình hình trong tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác đối ngoại của tỉnh; kiện toàn tổ chức và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách công tác đối ngoại của tỉnh…. Xây dựng bộ tư liệu giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, lịch sử, văn hóa, thương hiệu, tiềm năng hợp tác và phát triển của tỉnh. Sản xuất các chương trình truyền hình để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên kênh truyền hình Văn hóa Việt VTC10. Sản xuất sản phẩm thông tin đối ngoại (sách ảnh địa phương, video clip,...); tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh ra nước ngoài; tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, hợp tác kinh tế, đào tạo, giới thiệu lịch sử, văn hóa,... quảng bá hình ảnh Bình Dương.

Có thể nói, những năm qua việc thực hiện công tác đối ngoại của Bình Dương đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bình Dương. Các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, dược phẩm, hóa chất... được nhiều nhà đầu tư quan tâm, với số lượt đoàn nhà đầu tư đến tỉnh tăng nhiều so với các năm trước. Việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng kể. Giai đoạn 2010 - 2013, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh Bình Dương đạt 12 - 14%. Năm 2013: GDP của tỉnh tăng 12,8% (cả nước tăng 5,42%); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ trọng tương ứng là 61,3% - 35,3% - 3,4%; thu ngân sách 29.000 tỉ đồng (chiếm 3,7% tổng thu ngân sách cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 162.177 tỷ đồng (tăng 15,1%  so với năm 2012); kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 14,443 tỉ USD (chiếm 10,93% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước); giải quyết việc làm mới cho 46.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,7 triệu đồng/năm. Hiện nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, có 2.029 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 18 tỉ 750 triệu đô la Mỹ và 15.050 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 117.413 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã triển khai xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị Bình Dương với tổng diện tích 5.896 ha, trong đó có 1.000 ha đã và đang được triển khai xây dựng Thành phố mới Bình Dương – một trung tâm chính trị, văn hóa và đô thị hiện đại, một điểm nhấn đáng tự hào của tỉnh trong tiến trình hội Việc thực hiện tốt công tác đối ngoại của địa phương Bình Dương cũng góp phần vào sự thành công chung của cả nước; giúp đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, kéo theo đầu tư trong nước cũng phát triển, tỷ trọng công nghiệp của tỉnh tăng lên, tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh có bước phát triển nhanh và mạnh so với trước đây, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, qua xem xét lại cả quá trình, bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, hoạt động FDI tại Bình Dương còn những mặt hạn chế - Sự mất cân đối về ngành nghề, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp FDI thường tập trung vào các dự án sử dụng nhiều lao động (do giá lao động thấp) sau đó chuyển sang các dự án sử dụng nguyên nhiêu liệu giá rẻ hoặc thời gian gần đây có các dự án đầu tư để lắp ráp, hoàn thiện công đoạn cuối các sản phẩm bị các quốc gia khác tiến hành đánh thuế chống bán phá giá hoặc trợ giá.

- Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta; tuy nhiên công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị trong giai đoạn đầu chuyển giao đầu tư tại Bình Dương là các máy móc có công nghệ cũ, từ năm 2005 đến nay các dự án mới bắt đầu đưa các máy móc công nghệ mới vào đầu tư do các lợi thế về giá nhân công, nhiên liệu giá rẻ không còn.

- Một số các doanh nghiệp FDI có nguy cơ ô nhiễm lớn như nhuộm, thuộc da, hoá chất, giấy đang tận dụng các kẽ hở của các quy định về quản lý môi trường để gây gây ô nhiễm nhất là ô nhiễm khí thải và nước thải. Từ đánh giá trên, thời gian tới, công tác đối ngoại cho thu hút đầu tư FDI của tỉnh cần chú đến những định hướng đầu tư để khắc phục những hạn chế nêu trên như thu hút đầu tư có chọn lọc, không thu hút tràn lan như trước đây; ngành nghề thu hút đầu tư phải phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; tăng cường thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển; lựa chọn nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động, các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường.v.v.. có như vậy việc thực hiện thu hút đầu tư của tỉnh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần nhiều hơn nữa trong sự thành công chung của cả nước khi thực hiện chủ trương đường lối về đối ngoại của Đảng và nhà nước ta./.


Lượt xem: 514

Thống kê truy cập

Đang truy cập:458

Tổng truy cập: 18577047